Toàn ngành tôm Indonesia nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh tôm chết sớm. Xuất khẩu thủy sản châu Á dự báo giảm trong năm 2019.
Toàn ngành tôm Indonesia nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh tôm chết sớm
Bộ Thủy sản và các vấn đề biển của Indonesia đang ráo riết triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch tôm chết sớm (EMS). Hợp tác với Shrimp Club Indonesia, Indonesian Feed Producers Indonesia và các nhà chế biến tôm, Bộ Thủy sản đang thúc đẩy các trung tâm sản xuất tôm tại Sumatera, Java, Bali, Sulawesi, Kalimantan và West Nusa Tenggara. “Chúng ta cần nâng cao nhận thức về các triệu chứng EMS, cải thiện năng lực kiểm tra phòng thí nghiệm, tư vấn nông dân kiểm soát mật độ thả nuôi và hình thành các cụm nuôi tôm có hệ thống giám sát khép kín”, theo Slamet Soebjakto, lãnh đạo cơ quan nuôi trồng thủy sản Indonesia cho hay.
Xuất khẩu thủy sản châu Á dự báo giảm trong năm 2019
Các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, đặc biệt là tại châu Á, được dự báo sẽ giảm xuất khẩu tron gnăm 2019 sau một năm 2018 hoạt động thành công. Trong báo cáo triển vọng các thị trường thực phẩm bán niên, FAO dự báo lượng giao dịch thủy sản quốc tế giảm 2,6% trong năm 2019, mặc dù giá trị giao dịch có thể tăng 0,9% lên 164,5 tỷ USD. Đồng thời, sản xuất thủy sản toàn cầu duy trì ổn định ở mức khoảng 177,8 triệu tấn. Tiêu dùng thủy sản đầu người trên toàn thế giới dự báo ổn định ở mức 20,5 kg/người/năm.
Theo Asian Agribiz
Bình luận