TACN và nguyên liệu

Nghiên cứu mới phát hiện ra các dưỡng chất từ nước chế biến thủy sản, tìm kiếm các cơ hội tái chế nước nhiều lần

Nước từ các hoạt động chế biến thủy sản thường đươc coi là chất thải chứa nhiều dưỡng chất có giá trị, có thể sử dụng trong thực phẩm hoặc thức ăn nuôi trồng thủy sản, một dự án nghiên cứu mới xác nhận.

Theo các nhà nghiên cứu tại đại học công nghệ Chalmers của Thụy Điển, xấp xỉ 7.000 – 8.000l nước được sử dụng để chế biến 1 tấn cá trích tẩm ướp, 50.000l nước cần cho mỗi tấn tôm bóc vỏ hoặc cho 3 tấn tôm nguyên liệu. Nhưng lượng nước này sau sử dụng chứa các proteins, peptit, các chất béo và vi dưỡng chất, có thể được tái chế và sử dụng – ví dụ trong ngnàh công nghiệp thực phẩm – như là nguyên liệu trong TACN hoặc để nuôi các loại vi tảo.

Dự án Novaqua, do giáo sư Ingrid Undeland của Khoa Sinh học và Biến đổi Sinh học tại đại học công nghệ Chalmers đứng đầu, cho thấy tiềm năng của việc chiết xuất các chất dinh dưỡng này từ nước sau chế biến thủy sản. “Điều rất quan trọng là giúp ngành này hiểu rằng các nguồn nước đã qua sử dụng không phải là chất thải. Thay vào đó, có thể sử dụng các nguồn nước này như là một nguồn nguyên liệu thô thực sự”, bà cho biết. “Nền tảng của dự án này là một cách tiếp cận quay vòng. Trước đây, chúng tôi có quan điểm  phổ thông hơn về xử lý các nguyên liệu thô thực phẩm nhưng giờ đây, các ngành thực phẩm mất quá nhiều vào các phụ phẩm. Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình chuyển dịch protein và sẽ có nhu cầu lớn trong xã hội về các nguồn protein thay thế”.

Dự án nghiên cứu này bắt đầu từ năm 2015 với mục tieu tìm ra các dưỡng chất từ các nguồn nước chế biến thủy sản và sáng tạo các cách sử dụng nguồn nước này. Một cách tiếp cận tương tự đã triển khai thành công trong ngành sữa, trong đó whey – chất lỏng thừa từ quá trình sản xuất phô mai – được sử dụng trong các thức uống thể thao cũng như nhiều sản phẩm thực phẩm và TACN khác nhau.

Khi nhóm nghiên cứu đo thành phần các chất trong nước qua chế biến thủy sản, họ phát hiện ra nước có chứa tới 7% protein và 2,5% chất béo. Trong các nguồn nước sau chế biến tôm, astaxanthin, một chất kháng khuẩn có sắc tố đỏ, thường được sử dụng trong các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, cũng hiện diện. “Các tính toán của chúng tôi cho thấy trong một nhà máy chế biến cá trích cơ bản, có tới 15% protein cá trích đã bị thất thoát theo nguồn nước dùng trong quá trình chế biến và sau đó bị xử lý như nước thải”.

Sử dụng quy trình 2 bước, nhóm nghiên cứu đã phục hồi tới 98% protein và 99% omega-3 giàu chất béo. Quy trình này dẫn tới một chất lỏng giàu dinh dưỡng và biomas bán rắn.

Sau khi sấy khô, biomas từ nước hấp tôm cho thấy có chứa 66% protein và 25% chất béo. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 2 kiểm tra cùng với đại học Gothenburg và  Skretting Aquaculture Research Centre (ARC), sử dụng loại biomass mới này làm nguyên liệu TACN cho cá hồi và các kết quả rất đáng khích lệ.

Chất lỏng giàu dưỡng chất được sử dụng để mạ băng cá đông lạnh, qua đó bảo vệ cá khỏi bị ôi. Chất lỏng này cũng đã được thử nghiệm làm môi trường cho các loại vi tảo và cho thấy khả năng thúc đẩy tăng trưởng của hai loại tảo. Các loại biomass tảo sau đó có thể được sử dụng làm nguồn protein hoặc sắc tố màu.

Trên hết, dự án nghiên cứu chỉ ra một số cách để tái sử dụng dưỡng chất hiện bị mất đi trong nước dùng cho chế biến thủy sản. Bước tiếp theo là triển khai trong ngành thủy sản. “Thách thức lớn nhất là thuyết phục ngành thủy sản sử dụng nước sau chế biến như thực phẩm, tức là sử dụng sâu hơn bước tách nước khỏi các sản phẩm thủy sản. Hiện, nước dùng cho chế biến thủy sản được coi như nước thải. Điều ngày nghĩa là cần một lộ trình mới để làm mát và vệ sinh nước”, bà Undeland cho hay.

Tại Thụy Điển, nước thải được làm sach tới mức độ nào đó trước khi được xả ra khỏi các nhà máy. Điều này nghĩ là các nhà sản xuất thủy sản đã có sẵn công nghệ tách cần thiết cho bước thứ hai của tái sử dụng nước phụ phẩm sau chế biến. Nhưng bước này cần phải đầu tư thêm, theo bà Bita Forghani Targhi, nghiên cứu sinh tại khoa dinh dưỡng và thực phẩm, đồng nghiệp của bà Undeland. “Thách thức chính là các vấn đề liên quan đến chi phí”.

Hoạt động này đang tiếp tục với dự án mới AquaStream, được tài trợ bởi European Maritime and Fisheries Fund (EMFF). Giai đoạn sắp tới sẽ bao gồm tham vấn các doanh nghiệp địa phương phỏng vấn về vấn đề nước phụ phẩm và xác định thiệt hại dinh dưỡng hiện nay thông qua phân tích thành phần cơ bản của nước dùng cho chế biến thủy sản.

Theo Seafood Source
Admin

Việt Nam nổi lên là nhà cung cấp tinh bột sắn chính cho Trung Quốc

Bài trước

Sản lượng bột cá tăng vọt 40%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc