Việt Nam đang tăng cường triển khai các khuyến nghị từ Ủy ban châu Âu trước vòng kiểm tra sắp tới mà các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng sẽ dẫn EU tới quyết định dỡ bỏ thẻ vàng ban hành vào năm 2017.

EC đã giơ “thẻ vàng” trước Việt Nam vào tháng 10/2017, cảnh báo Việt Nam khả năng có thể câm hoàn toàn nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam nếu chính phủ không nỗ lực hơn trong giải quyết vấn đề khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không có quy định (IUU). Hệ thống cảnh báo bằng thẻ của EC là công cụ chính của EU trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản phi pháp. Hệ thống này khuyến khích các nước hơp tác với EC nhằm cải thiện hoạt động quản trị ngành thủy sản và duy trì vị thế tiếp cận thị trường EU. Thẻ đỏ từ EC sẽ dẫn đến việc cấm hoàn toàn tiếp cận các thị trường EU.

Trong thẻ vàng cảnh cáo Việt Nam, EC đưa ra cho Việt Nam 9 khuyến nghị để đưa đến quyết định dỡ bỏ thẻ vàng, bao gồm điều chỉnh khung pháp lý để đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc quốc tế và khu vực áp dụng cho bảo tồn và quản lý các nguồn lợi thủy sản; đảm bảo triển khai và thực thi hiệu quả các luật điều chỉnh của Việt Nam; tăng khả năng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản; ngăn việc kinh doanh các sản phẩm IUU; và tăng cường triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý và quy định quốc tế.

Các thanh tra từ EC dự kiến sẽ tới Việt Nam vào tháng 1/2019 cho đợt kiểm tra cuối cùng trước khi khối này có quyết định cuối cùng về liệu có dỡ bỏ thẻ vàng hay không. Vòng kiểm tra đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2018 trong giai đoạn thẻ vàng kéo dài 6 tháng sau hàng loạt khiếm khuyết trong triển khai các khuyến nghị được phát hiện ra. Vòng kiểm tra thứ hai diễn ra vào tháng 11/2018.

Seafood Source không nhận được phản hồi về yêu cầu bình luận liên quan đến thẻ vàng của Việt Nam trong đợt kiểm tra sắp tới.

Các đại diện từ Tổng cục Thủy sản Việt Nam Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Nghề cá Việt Nam và tỉnh Bình Định mà Seafood Source phỏng vấn đều cho rằng họ tin đã tiến hành đủ các đổi mới để tiếp cận quyết định có lợi từ EC. “Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để triển khai các khuyến nghị từ EC. Xét đến các nỗ lực có trách nhiệm của chúng tôi để chống lại IUU, chúng tôi hy vọng thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào EC”, ông Nguyễn Quang Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trả lời Seafood Source trong một cuộc họp tại Hà Nội.

Bà Cao Thị Kim Lan, giám đốc CTCP Thủy sản Bình Định (Bidifisco), có trụ sở chính tại tỉnh miền trung Bình Định, cho rằng thẻ đỏ sẽ là một thảm họa cho các nhà xuất khẩu dịa phương, có thể dẫn tới các nước nhập khẩu khác theo chân châu Âu và cấm các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Nhưng như ông Hùng, bà hy vọng EC sẽ sớm quyết định dỡ bỏ thẻ vàng. Bidifisco, nhà chế biến cá ngừ lớn thứ 7 tại Việt Nam, có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản doanh thu lên tới 65 triệu USD trong năm 2018, tăng 4,8% so với năm 2017. Hiện EC chiếm khoảng một nửa tổng giá trị xuất khẩu của công ty, với khoảng 70% các sản phẩm của công ty có nguyên liệu cá ngừ.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU đạt 136 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu của Bidifisco sang EU vẫn chưa chịu tác động nhiều bởi thẻ vàng, nhưng tỷ lệ kiểm tra các lô hàng của công ty tại các cảng của EU tăng làm chậm trễ một số hoạt động giao hàng và dẫn tới chi phí tăng lên, bà Lan cho biết.

Sau khi bị áp thẻ vàng, Việt Nam đã đưa ra 10 hành động để triển khai các đề xuất từ EC và tuân thủ các quy định quốc tế được thiết kế nhằm ngăn chặn và giảm nhẹ khai thác thủy sản IUU. Gần 1 tháng sau khi thẻ vàng được thông báo, Quốc hội Việt Nam dã phê chuẩn Luật Thủy sản sửa đổi nhằm phù hợp với các quy định IUU quốc tế, tạo ra khung pháp lý để chuyển đổi dần sang hoạt động khai thác thủy sản thương mại bền vững, và có trách nhiệm, ông Hùng cho biết. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Hai hướng dẫn và 8 thông tư thi hành luật dự kiến sẽ được chính phủ phê chuẩn vào cuối tháng 12.

Sau đợt kiểm tra gần đây, một phái đoàn từ Ủy ban Thượng viện châu Âu về Thủy sản đã hoan nghênh tiến bộ từ phía Việt Nam, cho rằng những cải thiện trong hẹ thống luật pháp thủy sản nội địa là “rõ rệt”. Các giải pháp khác để giải quyết IUU cũng đang tiến hành, cùng với các nỗ lực càng gấp gáp khi Việt Nam đang tiến đến hoàn thành thỏa thuận thương mại tự do với EU.

Ông Nguyễn Tử Cương, đại diện Hội Nghề cá Viẹt Nam, một tổ chức phi chính phủ thành lập nhằm hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam, cho rằng một số trong các khuyến nghị của EC có thể cần thêm thời gian để triển khai toàn diện trên thực tế, do các lý do kinh tế và logistics. Ông Cương cho rằng nhiệm vụ khó khăn nhất của Việt Nam trong triển khai các khuyến nghị của EC có thể là thiết kế một hệ thống giám sát hiệu quả, bao phủ mọi tàu cá hoạt động ngoài khơi. Nhưng một bước đi quan trọng đã được triển khai vào tháng 4/2019, khi các hệ thống giám sát vệ tinh sẽ được lắp đạt cho các tàu cá có chiều dài trên 24m. Hệ thống này sẽ được mở rộng cho tới tháng 1/2020, khi các hệ thống giám sát sẽ được lắp đặt trên các tàu cá chiều dài từ 15 – 24m, ông Hùng cho biết.

Các biện pháp nghiêm ngặt mà các nhà chức trách Việt Nam triển khai sau khi bị thẻ vàng dẫn đến giảm mạnh số tàu cá đang hoạt động trái phép tại các nước khác, ông Hùng cho hay. Theo luật thủy sản sửa đổi, các chủ và thuyền trưởng tàu khai thác thủy sản sẽ bị phạt cao nhất là 1 tỷ đồng, tương đương 42.800 USD, cho các vi phạm, gấp 10 lần mức phạt hiện tại. Kết quả là các vấn đề liên quan đến tàu cá Việt Nam khai thác thủy sản trái phép tại các vùng nước của các quốc đảo trên biển Thái Bình Dương đã được xóa bỏ, nhưng các vi phạm trên các vùng nước của các nước Đông Nam Á vẫn là một vấn đề cần được giải quyết, mặc dù số lượng vi phạm đã giảm rất mạnh.

Các biện pháp khác mà Việt Nam có kế hoạch triển khai bao gồm giảm quy mô đội tàu khai thác thủy sản hiện khoảng 120.000 tàu khai thác, phần lớn là các tàu quy mô nhỏ. Và lần đầu tiên, hạn ngạch khai thác cá ngừ dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ tháng tới và chính phủ có kế hoạch nghiên cứu phân bổ thêm hạn ngạch cho các loại thủy sản khác trong năm 2019. Ngoài ra, một kế hoạch hành động quốc gia về nuôi trồng thủy sản biển, với mục tiêu giảm sản lượng và tăng chất lượng, đang chờ chính phủ phê duyệt.

Ông Tony Long, nguyên giám đốc văn phòng chính sách châu Âu của WWF, kết luận về chuyến thực địa riêng tại Việt Nam hồi đầu tháng 12. Ông cho rằng dư thừa công suất của các tàu khai thác thủy sản là một trong những vấn đề hàng đầu Việt Nam phải giải quyết, cho rằng các ngư dân khai thác thủy sản luôn có mong muốn lách luật và bẻ cong các quy định bởi họ muốn thoát khỏi sinh kế luôn cận nghèo. Nhưng ông cũng hoan nghênh các nỗ lực cải thiện tình hình của Việt Nam theo hướng khai thác bền vững. “Tôi không nghĩ bất cứ ai có thể nghi ngờ về mức độ nghiêm túc mà các nhà chức trách ngành thủy sản Việt Nam đang đặt ra để thắt chặt việc cấp phép, truy xuất nguồn gốc và các biện pháp kiểm soát khác nhằm giải quyết vấn đề IUU”.

Theo Seafood Source
Admin

Tin vắn ngành thủy sản ngày 28/11

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt