Việt Nam bắt đầu cấp hạn ngạch khai thác thủy sản. ĐBSCL sử dụng các phương pháp nuôi cá tra công nghệ cao. Sản xuất đá từ nước biển – sáng kiến rất hữu ích cho khai thác thủy sản tại Việt Nam.

Việt Nam bắt đầu cấp hạn ngạch khai thác thủy sản

Luật Thủy sản có hiệu lực lần đầu vào năm 2003 và sau đó được điều chỉnh trong năm 2017, sẽ có hiệc lực từ 1/1/2019. Điểm nổi bật nhất của luật sửa đổi là chi tiết hóa các vấn đề liên quan đến hợp tác quản lý để bảo vệ các nguồn lợi thủy sản, bao gồm khái niệm về đồng quản lý, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ nguồn lợi  thủy sản. Một trong những điểm nhấn của Luật Thủy sản mới là quản lý con giống. Luật quy định rõ ràng rằng cứ mỗi 5 năm, Bộ NNPTNT sẽ khảo sát ngành thủy sản và môi trường sống để vạch ra kế hoạch khả thi về cách bảo vệ và khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững. Một điểm lớn sẽ có hiệu lực trong Luật Thủy sản sửa đổi từ năm 2019 là cấp hạn ngạch khai thác một số loại thủy sản di cư và các nhóm thủy sản. Chính sách mới này nhằm tuân theo luật quốc tế về bảo vệ và bảo tồn một số loài đặc biệt.

ĐBSCL sử dụng các phương pháp nuôi cá tra công nghệ cao

Ông Trần Đình Luân, tổng cục phó Tổng cục Thủy sản, cho biết cá tra giống phải đáp ứng các yêu cầu sản xuất con giống. Cá tra là loại cá nước ngọt nuôi tại ĐBSCL, là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, sau tôm. Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017 và ước tính sẽ vượt mốc 2 tỷ USD trong năm 2018, theo Bộ NNPTNT dự báo. Trung Quốc, Mỹ và EU là ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Những người nuôi cá tra giống tại ĐBSCL – vùng nuôi cá tra lớn nhất Việt Nam, hiện đang sản xuất trên diện tích 4.472ha tính đến cuối tháng 9/2018, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Nông dân sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL đã ứng dụng các công nghệ nuôi hiện đại để cải thiện năng suất và chất lượng và rất nhiều trong số họ đã ứng dụng các tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, các tỉnh ĐBSCL và thành phố Cần Thơ đã cấp đăng ký cho các hồ nuôi cá tra đáp ứng các điều kiện đặt ra. Tỉnh Đồng Tháp đã cấp đăng ký cho 349 nhà sản xuất cá tra giống với tổng diện tích tính đến tháng 7/2018 là 1.500ha.

Sản xuất đá từ nước biển – sáng kiến rất hữu ích cho khai thác thủy sản tại Việt Nam

Một chiếc máy có thể sản xuất đá từ nước biển vừa được ra mắt làn đầu tiên tại Viẹt Nam. Được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, chiếc máy này sẽ giúp ngư dân sản xuất đá từ nước biển để bảo quản thủy sản khai thác. Chiếc máy này do Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (CHTD) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Đây là sản phẩm đầu tiên được sản xuất nôi địa, từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến thử nghiệm trên các tàu cá. Dự án này do ông Lê Văn Luân chủ trì, một nhà khoa học từ CHTD và tiến hành trong 18 tháng từ năm 2016 đến năm 2017. Mặc dù năng suất khai thác thủy sản tại Việt Nam cao nhưng thiệt hại sau khai thác cũng rất lớn. Theo Tổng cục Thủy sản, thiệt hại sau khai thác thủy sản tại Việt Nam chiếm tới 20 – 30% tổng sản lượng khai thác, chủ yếu do phần lớn các tàu khai thác thủy sản có quy mô nhỏ, thiếu thiết bị bảo quản tại chỗ. Do đó, giảm thất thoát sau thu hoạch, dù khó khăn, cũng được xác định là ưu tiên hàng đầu của ngành khai thác thủy sản Việt Nam.

Theo Vietnamnet
Admin

Tin vắn ngành thủy sản, chăn nuôi ngày 18/11

Bài trước

Trung Quốc không cạnh tranh được với Việt Nam về sản xuất cá tra

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt