Trung Quốc báo cáo thêm các đợt dịch tả lợn tại Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Thiểm Tây. Trung Quốc là nước nhập khẩu TACN lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch tả lợn.
Trung Quốc báo cáo thêm các đợt dịch tả lợn tại Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Thiểm Tây
Thêm nhiều đợt dịch tả lợn được phát hiện tại thủ đô Bắc Kinh cũng như các tỉnh Tứ Xuyên và Thiểm Tây, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay. Tổng cộng 158 con lợn đã được tiêu hủy do nhiễm ASF tại các trang trại ở các khu vực này. Trung Quốc đã báo cáo hơn 70 ca dịch tả lợn từ đầu tháng 8 tới nay. Dịch bệnh này không lây sang người.
Trung Quốc là nước nhập khẩu TACN lớn nhất của Việt Nam
Trung Quốc tiếp tục chiếm thị phần tới 32% tổng giá trị xuất khẩu TACN và các nguyên liệu thô TACN từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018. Thị trường lớn thứ hai là Campuchia, chiếm 12,91%, đạt 77,71 triệu USD. Hai thị trường này gần gũi về địa lý với Việt Nam nên giúp Việt Nam có lợi thế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang. Các thị trường lớn khác của xuất khẩu TACN Việt Nam là Ấn Độ, Đài Loan và Malaysia. Việt Nam đã chi 3,2 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thô trong cùng kỳ so sánh, tăng 18,2% nhưng cũng đạt giá trị xuất khẩu 601,69 triệu USD, chiếm 0,3% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch tả lợn
Các nhà chức trách Việt Nam vừa triển khai các đợt tập huấn nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch tả lợn trong trường hợp có dịch xảy ra tại Việt Nam, khi rủi ro dịch bệnh lây lan từ Trung Quốc xuống. Dịch tả lợn đã làm chét hàng triệu con lợn trên toàn cầu và gần đây đang lây lan nhanh trên khắp Trung Quốc, nước đã báo cáo 80 đợt bùng phát dịch tả lợn từ đầu tháng 8 tới nay. Trong một chương trình phát sóng trên kênh VTV, các nhà chức trách mặc một bộ quần áo bảo hộ kín từ dầu đến chân khi lấy các mẫu thử từ lợn chết và phun chất khử trùng trước khi chôn tiêu hủy trong một hố lớn. “Dịch bệnh này hiện chỉ còn cách biên giới Việt Nam 150km, nên chúng ta cần phải hiểu rủi ro và mối nguy hiểm nếu dịch bệnh này tiếp cận đàn lợn 27 triệu con của Việt Nam”, theo ông Tống Xuân Chinh, cục phó Cục chăn nuôi Việt Nam cho hay.
Việt Nam có hơn 27 triệu con lợn, phần lớn phục vụ tiêu dùng nội địa, với thịt lợn chiếm 3/4 tổng tiêu dùng thịt tại Việt Nam, với quy mô dân số 95 triệu, ông Chinh cho biết. Ông cũng cho biết thêm rằng các nhà chức trách Việt Nam đang thắt chặt kiểm soát vận chuyển lợn sống và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc và cấm các sản phẩm thịt lợn từ các nước đã xảy ra dịch như Ba Lan và Hungary. Tháng trước, Trung Quốc báo cáo các đợt dịch tả lợn tại một số tỉnh, bao gồm Vân Nam, tỉnh có đường biên giới với Việt Nam.
Rủi ro lây lan dịch bệnh vào Việt Nam cũng có thể phát sinh từ vận chuyển lợn lậu không rõ nguồn gốc. Buôn lậu là một hoạt động xảy ra thường xuyên, đặc biệt là tại các tỉnh biên giới phía bắc với Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp cho hay. Các nhà chức trách Việt Nam đã tiêu hủy 324 con lợn và gần 17 tấn các sản phẩm thịt lợn được buôn lậu vào hoặc không rõ nguồn gốc trong 63 vụ việc phát sinh từ tháng 8, theo thông báo trên website bộ Nông nghiệp.
Theo Reuters, Asian Agribiz
Bình luận