0

Chật vật trước tình hình giá nguyên liệu TACN tăng mạnh, ngành chăn nuôi đang đau đầu tìm các giải pháp cho phát triển bền vững, dài hạn. Từ năm 2020, giá TACN tại Việt Nam đã điều chỉnh tới 9 lần, tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của nông dân, đặc biệt là khi giá gia cầm và giá lợn hơi đang trên đà giảm.

Trong bối cảnh tốc độ phục hồi sản xuất nhanh và hoạt động chăn nuôi phụ thuộc quá mức vào nguyên liệu thô nhập khẩu, giá TACN sẽ neo ở mức cao. Trong Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn và linh động với đại dịch, ban hành hồi tháng trước, chính phủ nhấn mạnh rằng ngành nông nghiệp nên tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô nội địa cho sản xuất TACN và giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, HTX Đoài Phương tại huyện Sơn Tây của Hà Nội đang nuôi 80.000 con gà bằng thức ăn tự chế tại HTX, không chỉ giúp giảm chi phí chăn nuôi mà còn cải thiện chất lượng. “Chủ động kiểm soát nguồn cung TACN, chúng tôi đang quản lý quy trình dễ dàng hơn và tính toán được chi phí cho mọi công đoạn”, ông Nguyễn Huy Bá, giám đốc HTX Đoài Phương. Sử dụng nguồn nguyên liệu thô sẵn có từ cây trồng và vật nuôi tại địa phương, HTX này đang sản xuất TACN tự trộn và tiết kiệm chi phí TACN lên tới 20%.

Tăng cường sản xuất kết hợp an toàn sinh học để giảm chi phí sản xuất được nhiều địa phương khuyến khích trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây có thể là giải pháp tốt nhất trong ngắn hạn và chỉ có thể áp dụng cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ. “Chúng tôi tin chắc là một số nguyên liệu thô nhất định sẽ phù hợp với thời tiết của Việt Nam. Một ví dụ là ngô – một nguyên liệu chính để sản xuất TACN – có nguồn cung nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu”, theo ông ,” Johan van den Ban, tổng giám đốc De Heus Việt Nam và Campuchia, trả lời VIR. “Việt Nam có thể cân nhắc chuyển đổi các diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ngô, sẽ mang lại lợi ích lớn cho các nhà sản xuất TACN phụ thuọc lớn vào nhập khẩu”.

Tuy nhiên, năng suất ngô tại Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới khoảng 80%. “Không phải cứ phụ thuộc vào nhập khẩu là yếu thế khi Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu một số nguyên liệu thô mà các nơi khác trên thế giới sản xuất hiệu quả hơn, miễn sao Việt Nam có thể sử dụng các nguồn cung này một cách tối ưu”, ông van den Ban nhấn mạnh. Ông cho biết thêm thực trạng này vốn đang diễn ra với một số nông sản – thực phẩm hàng hóa như phile cá basa, tôm, và các thủy sản khác, cũng như một số nông sản quan trọng khác như cà phê và rau quả.

Bà Phạm Thị Huân, CEO của CTCP Ba Huân, cho biết đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, để vượt qua những khó khăn và phát triển bền vững, ngành phải chú trọng tới tự sản xuất nô, giảm và thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu. “Việt Nam là nước sản xuất gạo thuộc top đầu thế giới nên có thể sử dụng gạo giá rẻ làm nguyên liệu tho cho sản xuất TACN”, bà đề xuất. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. CÁc nhà sản xuất TACN trên toàn cầu đang nhập khẩu các chất khoáng và vitamin từ Trung Quốc nhưng các nhà máy sản xuất các loại nguyên liệu ngày đã ngừng hoạt động tại nhiều khu vực do chi phí năng lượng tăng mạnh. Ông van den Ban giải thích thêm: “Do đó, chúng tôi kỳ vọng giá các nguyên liệu thô rồi sẽ giảm. Nhưng hiện nay, thách thức kép cho các công ty TACN và nông dân là kiểm soát chi phí sản xuất, đồng thời thích ứng với sự phục hồi chậm chạp của nhu cầu đối với protein động vật”.

Bất chấp là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu nguyên liệu TACN với kim ngạch nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn hàng năn, chủ yếu là đậu tương, ngô và lúa mỳ. Phó chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam Nguyễn Xuân Dương, cho biết Việt Nam cần thêm 8 triệu tấn ngô để sản xuất nguyên liệu TACN trâu bò. “Đây là dư địa cho các địa phương tận dụng cơ hội và phát triển biomass ngô, giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu”.

Trung bình, Việt Nam có khoảng 157 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp hàng năm. Nên cần có thêm chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ để biến các phụ phẩm này thành nguồn TACN cho ngành chăn nuôi. “Chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân sử dụng tốt phụ phẩm nông nghiệp”, theo ông Tống Xuân Chinh, cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu thô quy mô lớn và các chuỗi giá trị trong ngành thức ăn chăn nuôi.

Cùng với tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành TACN đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 13 – 15%/năm, nên áp lực phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào là tương đối lớn. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính tới ngày 15/10, Việt Nam đã nhập khẩu 13,54 triệu tấn lúa mỳ, ngô và đậu tương, trị giá 4.328 tỷ USD, tăng 2,42% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng năm, ngành nông nghiệp chỉ có thể cung cấp tối đa 13 triệu tấn ngô, cám gạo và sắn cho sản xuất TACN, trong khi nhu cầu hàng năm lên tới 27 triệu tấn. “Các công ty chế biến TACN công nghiệp không quan tâm tới thu mua nguyên nguyên liệu nội địa do quy mô quá nhỏ. Giá nguyên liệu thô nội địa còn cao hơn nguồn nhập khẩu tới 20%. Hàng ngàn tấn nguyên liệu nhập khẩu vào cùng thời điểm với chất lượng đồng đều”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu TACN tăng vọt trong 11 tháng đầu năm 2023

Bài trước

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2022

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc