Xuất khẩu TACN Việt Nam sang Trung Quốc tăng. Ba Lan để mắt tới thị trường Việt Nam cho xuất khẩu gia cầm. Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tăng cường kiểm soát biên giới do dịch tả lợn. Các nhà chức trách Thái Lan cảnh báo cáo trước dịch tả lợn.
Xuất khẩu TACN Việt Nam sang Trung Quốc tăng
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chính của nguyên liệu TACN và TACN thương phẩm của Việt Nam, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu TACN và nguyên liệu TACN của Viêt Nam. Trong số các nước và vùng lãnh thổ đang nhập khẩu TACN từ Việt Nam, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm 31,7%, theo dữ liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố. Thị trường lớn thứ 2 là Campuchia, chiếm 12,8%, trị giá 69,8 triệu USD. Hàng năm, Việt Nam vẫn hải nhập khẩu TACN và nguyên liệu TACN. Trong 9 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu TACN và nguyên liệu TACN của Việt Nam đạt 2,89 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, cuôc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ có tác động lên ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng tích cực khi Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên liệu TACN giá rẻ từ Mỹ và tái xuất sang Trung Quốc.
Ba Lan để mắt tới thị trường Việt Nam cho xuất khẩu gia cầm
“Việt Nam là thị trường đang bùng nổ và rất triển vọng cho xuất khẩu gia cầm Ba Lan”, theo Wlodzimierz Olszewski, đại diện của Hội đồng Gia cầm Quốc gia EU tại một hội thảo hợp tác giữa Việt Nam và EU về thương mại gia cầm. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội thảo bày tỏ quan tâm lớn về cơ hội nhpạ khẩu các sản phẩm thịt từ EU, cho biết mặc dù Việt Nam có sản xuất các sản phẩm thịt gia cầm, quy mô và chất lượng còn chưa ổn định, các sản phẩm chưa đa dạng và khó đáp ứng các đơn hàng lớn. Nhập khẩu có thể là một giải pháp. Các nhà sản xuất Ba Lan cũng quan tâm tới xuất khẩu thịt gà gây hun khói và thịt ngỗng. Các nhà nhập khẩu Việt Nam kỳ vọng tiêu dùng các sản phẩm gia càm sẽ tăng trưởng tới 37% đến năm 2021.
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tăng cường kiểm soát biên giới do dịch tả lợn
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cùng quyết tâm thắt chặt quản lý biên giới để đảm bảo dịch tả lợn châu Phi (ASF) sẽ không lây lan sang bán đảo Hàn Quốc. Trong cuộc gặp ba bên ngành nông nghiệp, các quốc gia này cũng cam kết tăng cường các nỗ lực trao đổi thông tin và nghiên cứu, giám sát, báo cáo và điều tra dịch bệnh. Đợt ASF đầu tiên bùng phát tại thành phố đông bắc Trung Quốc Thẩm Dương hồi đầu tháng 8 vừa qua. Cho tới nay, dịch tả lợn vẫn chưa có vắc xin hiệu quả để phòng ngừa và chữa trị nên tỷ lệ chết lên tới 100%. Loại virus này có thể sống sót trong các điều kiện khắc nghiệt và ngay cả trong các sản phẩm thịt sấy khô và đã qua xử lý. Dịch bệnh này không gây ra đe dọa trực tiếp cho sức khỏe con người.
Các nhà chức trách Thái Lan cảnh báo cáo trước dịch tả lợn
CÁc phòng kiểm nghiệm động vật trên toàn Thái Lan thuộc giám sát của Cơ qua Chăn nuôi, Viện Thú y Quốc gia, cũng như các học viện khoa học thú y đã được trang bị các thiết bị kiểm tra ASF. Đây là bước quan trọng đầu tiên để xác định và xác nhận dịch bệnh, theo ông Pariwat Poolperm, trợ lý giáo sư tại đại học Kasetsart cho biết. Phát biểu tại hội thảo “Cách tiếp cận 3D với chuẩn bị đối phó dịch tả lợn năm 2018” tổ chức bởi Kemin, ông cho biết các nhà chức trách, nghiên cứu, học giả và các đại diện từ khu vực tư nhân cũng như Hiệp hội những người chăn nuôi lợn Thái Lan tuần trước đã thống nhất quy trình báo cáo và gửi bất cứ mẫu thịt nghi nhiễm ASF nào để kiểm tra toàn diện. Các trạm kiểm dịch tại các tỉnh biên giới gần Trung Quốc cũng đang trong tình trạng cảnh báo cao các hoạt động buôn lậu thịt lợn xẻ và lợn sống. Ông Khampee Kortheerakul, chuyên gia dịch cúm lợn, cũng kêu gọi các nhà sản xuất tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại trại nuôi để ngăn ngừa virus.
Theo Asian Agribiz, Reuters
Bình luận