Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh. Văn hóa cà phê là tia hy vọng cho ngành sữa Thái Lan. Nông dân Campuchia hưởng lợi từ nền tảng thông tin mới. TH Group tăng nhập khẩu bò sữa từ Mỹ.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang tăng trưởng tốt trong quý 4/2018 nhờ nhu cầu ổn định và giá xuất khẩu tốt. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ bắt đầu tăng trưởng mạnh từ quý 3/2018. Tháng 8/2018, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 65,9 triệu USD, tăng 256% so với cùng kỳ năm 2017. Diễn biến này tiép tục trong tháng 9, khi giá trị xuất khẩu đạt 48 triệu USD, tăng 152,5% so với cùng kỳ năm 2017. Theo các doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh xuất khẩu cá tra sang Mỹ chủ yếu do nhu cầu thị trường ổn định và giá cá tra xuất khẩu tăng mạnh.

Văn hóa cà phê là tia hy vọng cho ngành sữa Thái Lan

Bất chấp sản xuất – tiêu dùng sữa tại Thái Lan tương đối thấp, Supanya Budprom, tổng giám đốc CP-Meiji Co Ltd, Thailand, cho rằng tiêu dùng sữa sẽ tăng trưởng nhanh trong vài năm tới nhờ chương trình sữa học đường và văn hóa cà phê ngày càng mạnh mẽ. Các cửa hàng và quán cà phê đang mọc lên như nấm trên khắp cả nước, đang thúc đẩy tiêu dùng nội địa sữa và kem. Do nhu cầu tiêu dùng sữa của Thái Lan dự báo sẽ tăng từ mức 18l/người/năm hiện nay lên 25l/người/năm đến năm 2030, điều rất quan trọng đối với các nhà sản xuất sữa và nông dân chăn nuôi bò là kế hoạch quản lý sữa nguyên liệu hiệu quả, qua đó cải thiện sản xuất sữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Nông dân Campuchia hưởng lợi từ nền tảng thông tin mới

Nông dân và các nhà giao dịch nông sản Campuchia hiện có thể tiếp cận thông tin về nông nghiệp và hàng hóa nông sản cũng như các thông tin liên quan khác nhờ trang tin điện tử Dịch vụ Thông tin Thị trường Nông nghiệp (AMIS). Trang thông tin này do Bộ Nông nghiệp khởi xướng, là dự án do EU và World Food Program tài trợ. “Đây là nền tảng cho nông dân hoặc các thương nhân quyết định về tiêu thụ sản phẩm”, theo ông Hean Vanhan, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Campuchia cho hay. Ông Vanhan cũng cho biết với tất cả thông tin giá hàng hóa trên khắp cả nước, các nhà sản xuất có thể so sánh giá thị trường và quyết định chào bán ở mức giá tốt nhất”.

Trung Quốc thanh tra các hoạt động giết mổ

Do Trung Quốc đang chật vật đối phó với dịch tả lợn châu Phi (ASF), Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sẽ triển khai một đợt thanh tra kéo dài 3 tháng về các hoạt động phi pháp tại các lò giết mổ, và tăng cường thanh tra hoạt động vận chuyển, giết mổ và chế biến phạm pháp dịch bệnh. Một báo cáo của Tổ chức Thú y Thế giới hồi đầu tuần này cho biết Trung Quốc báo cáo có thêm một đợt dịch xảy ra tại tỉnh Hồ Nam, làm chết 99 con lợn, ảnh hưởng tổng cộng 106 con. Tất cả vật nuôi nhiễm bệnh và nghi ngờ nhiễm bệnh đều đã bị tiêu hủy. Kể từ khi báo cáo đợt dịch đầu tiên vào đầu tháng 8, đến nay đã có 50 đợt bùng phát dịch tả lợn tại Trung Quốc.

TH Group tăng nhập khẩu bò sữa từ Mỹ

TH Group gần đây đã nhập khẩu 1.800 con bò Holstein Friesian (HF) đang chửa từ 3 – 5 tháng từ Mỹ. Đây là lô nhập khẩu bò sữa mới nhất của TH từ Mỹ, có trọng lượng trung bình 400 – 500 kg và dự kiến sẽ cho sản lượng sữa 12.000l/con trong 305 ngày, gấp đôi năng suất sữa trung bình của Việt Nam. Theo Tal Cohen, tổng giám đốc TH Dairy Products JSC, tháng 4/2017, công ty đã nhập khẩu 1.300 con bò sữa HF từ Mỹ. Trước đó, TH Group đã nhập khẩu 17 đợt bò sữa từ New Zealand. Tất cả bò nhập khẩu đều được nhập chuộng và chăm sóc tại trang trại tập trung rộng 37.000ha tại tỉnh Nghệ An. TH là nhà sản xuất chăn nuôi bò sữa tư nhân lớn nhất Việt Nam với 45.000 con bò sữa, trong đó hơn 22.000 con bò đang cho sữa.

Theo Asian Agribiz
Admin

Ngành chăn nuôi bò thịt đầy chông gai

Bài trước

Vinamilk lên kế hoạch nhập khẩu 1.200 con bò sữa từ Mỹ trong năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt