0

Nor-Feed Việt Nam khai phá tiềm năng thị trường thay thế TACN thông thường

COVID-19 đang đẩy giá TACN và phụ gia TACN tại Việt Nam tăng vọt. Để ứng phó tới tình trạng này, Nor-Feed Việt Nam quyết định khai phá các nguồn thảo mộc địa phương. “Trong tương lai, các chiết xuất của chúng tôi từ nguồn thảo mộc địa phương sẽ đóng vai trò quan trọng trong bình ổn giá và nguồn cung phụ gia TACN”, theo CEO Nguyễn Anh Ngọc cho hay. Ông Ngọc tiết lộ Nor-Feed Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy phụ gia TACN đầu tiên tại ĐBSCL vào năm 2021 để sản xuất chiết xuất thảo mộc từ nguyên liệu bản địa. Đây là nhà máy đàua tiên của Nor-Feed tại Việt Nam.

Nhu cầu đậu tương toàn cầu có thể giảm trong thời gian tới

Nhu cầu đậu tương toàn cầu bắt đầu chững lại và sẽ giảm trong những năm sắp tới, theo Jean-Yves Chow, phó chủ tịch mảng thực phẩm và đồ uống của Mizuho Bank nhận định. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn,  sự phổ biến của các lựa chọn thịt nguồn gốc thực vật, sẽ tác động lớn tới tương lai tiêu dùng đậu tương. “Kỷ ngyên protein mà chúng ta đã có sẽ rất khác trong thời gian tới. Dịch tả lợn là bước ngoặt để thu hẹp chênh lệch protein tại châu Á, nghĩa là giảm nhu cầu đậu tương toàn cầu”.

Hòa Phát tăng cường quy mô chăn nuôi gia súc nhờ nhập khẩu từ Úc

CTCP Tập đoàn Hòa Phát thông báo 4.500 con bò sữa Úc đang trên đường đến Việt Nam để gia nhập đàn bò sữa của tập đoàn này. Hòa Phát bắt đầu nuôi bò sữa từ năm 2017 với nguồn bò sữa nhập khẩu từ Úc. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy Hòa Phát chiém 50% tổng nguồn bò sữa Úc tại Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Forbes Việt Nam, tập đoàn cho hay công suất hàng năm đến năm 2022 của tập đoàn sẽ đạt 150.000 bò sữa.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 18/7

Bài trước

Các tác động của dịch tả lợn lên ngành TACN và nhu cầu đậu tương của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt