Mavin hiện đại hóa các trang trại chăn nuôi gia cầm. 1/3 mẫu thịt lợn mang vào Thái Lan dương tính với ASF. Cargill đóng cửa các nhà máy TACN tại Trung Quốc do ASF. Trung Quốc nhận thấy xu hướng tăng nhu cầu đậu tương. Nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu thịt Thái Lan. Cargill chuyển dịch kinh doanh TACN sang hỗn hợp premix tại Trung Quốc.

Mavin hiện đại hóa các trang trại chăn nuôi gia cầm

Tập đoàn Mavin của Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với các nhà cung cấp giải pháp chăn nuôi gia cầm, bao gồm Phát Nghĩa, Fancom và Roxell, để hỗ trợ các kế hoạch mở rộng của tập đoàn. “Chúng tôi kỳ vọng các đối tác này sẽ cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất, sự hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất ở mức giá hợp lý cho các đối tác chăn nuôi của Mavin”, theo ông Đào Mạnh Lương, CEO của Mavin Group. Ông cũng chia sẻ rằng Mavin có kế hoạch phát triển 200 cơ sở chăn nuôi gà lông màu trong năm 2019.

1/3 mẫu thịt lợn mang vào Thái Lan dương tính với ASF

Trong khoảng 100 mẫu thịt và thực phẩm được thu thập tại các điểm kiểm tra biên giới của Thái Lan, có tới 30 mẫu phát hiện dương tính với dịch tả lợn, theo lãnh đạo cơ quan quản lý chăn nuôi Thái Lan Sorawis Thanito. “Đây là mức cao và phản ánh rủi ro mà Thái Lan đang đối diện”, ông phát biểu. Khoảng 10 điểm kiểm tra biên giới đã được mở ra tại các tỉnh miền bắc và đông bắc giáp Lào và Campuchia.

Cargill đóng cửa các nhà máy TACN tại Trung Quốc do ASF

Cargill đã đóng cửa các nhà máy TACN tại Trung Quốc trong những tháng gần đây, một phần vì tốc độ lây lan nhanh của ASF làm giảm nhu cầu, lãnh đạo tập đoàn cho hay. “Đây không phải là xu hướng mà Trung Quốc có thể khôi phục tình trạng bình thường trong vòng 6 tháng”, theo chủ tịch mảng kinh doanh dinh dưỡng động vật và premix của Cargill là Chuck Warta cho hay. “Đây là vấn đề cần tới 24 tháng, 36 tháng để tái lập quy mô chăn nuôi toàn cầu”. Số lượng các nhà máy TACN mà Cargill đóng cửa và công suất hiện tại của họ đều chưa được tiết lộ.

Trung Quốc nhận thấy xu hướng tăng nhu cầu đậu tương

Nhu cầu đậu tương đang tăng tại Trung Quốc, bất chấp tình trạng tiêu hủy lợn trên diện rộng do ASF. Có xu hướng cho thấy nông dân đang chuyển sang dùng thức ăn công nghiệp thay vì thức ăn tự trộn, theo các nhà phân tích. Tiêu dùng đậu tương của Trung Quốc là một thước đo quan trọng cho các quan hệ thương mại của nước này bởi Trung Quốc là nước nhập khẩu các loại hạt có dầu lớn nhất trên thế giới. Dự báo này có thể mang lại hy vọng cho xuất khẩu đậu tương Mỹ.

Nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu thịt Thái Lan

Xuất khẩu thịt gà tươi và chế biến của Thái Lan lên tới 390.000 tấn trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà xuất khẩu chế biến gà thịt Thái Lan Kukrit Arepagorn cho biết trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thịt gà Thái Lan sang Trung Quốc tăng 25.000 tấn đã đóng góp cho sự tăng xuất khẩu thịt gia cầm của Thái Lan. Hiệp hội dự báo xuất khẩu thịt gà tươi và chế biến của Thái Lan sẽ đạt mục tiêu 900.000 tấn trong năm 2019.

Cargill chuyển dịch kinh doanh TACN sang hỗn hợp premix tại Trung Quốc

Cargill hiện vẫn đang nhận thấy triển vọng tích cực của ngành kinh doanh dinh dưỡng động vật tại Trung Quốc giữa bối cảnh dịch tả lợn. Công ty đang mở rộng một nhà máy sản xuất hỗn hợp tiền trộn tại ngoại ô Nam Kinh thuộc miền đông Trung Quốc và đã mua đất để xây dựng một nhà máy dinh dưỡng vật nuôi và tiền trộn tại miền bắc. “Chúng tôi ngưng hoạt động một số loại tài sản (các nhà máy TACN) nhưng đang chuyển dịch các nguồn lực vào một hình thức sản xuất khác, ở vị trí tốt hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường”, theo chủ tịch mảng kinh doanh dinh dưỡng động vật và premix của Cargill là Chuck Warta cho hay.

Theo Asian Agribiz
Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 20/5

Bài trước

Các tác động của dịch tả lợn lên ngành TACN và nhu cầu đậu tương của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc