Tăng xuất khẩu sang Mỹ giúp xuất khẩu thủy sản Ấn Độ bù đắp sụt giảm xuất sang EU
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang EU đang giảm, một phần do các quy định kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn, nhưng tác động của diễn biến này được bù đắp nhờ tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cho tới 1 thập kỷ trước, khối EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, đặc biệt là tôm, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nay thị phần của nhóm thị trường này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 16%. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sản mỹ tăng từ chỉ khoảng 13% lên 33%. Với hơn 31% thị phần, Đông Nam Á là nhóm thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ. Tôm đông lạnh chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thuy sản Ấn Độ trong nằm tài khóa 2017-18.
EU đã nâng tỷ lệ kiểm tra bắt buộc đối với các lô hàng thủy sản từ Ấn Độ từ 10% lên 50% trong thời gian gần đây, dẫn tới số lượng lô hàng bị từ chối tăng lên. “Tính bất ổn và nỗi lo hàng bị từ chối khiến một số nhà xuất khẩu thậm chí ngừng xuất hàng sang EU. Nếu một container hàng bị từ chối thì nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu thiệt hại hơn 130.000 USD”, ông Alex K Ninan, giám đốc điều hành của Baby Marine International, một nhà xuất khẩu tại Kerala cho hay. Bị từ chối do phát hiện kháng sinh trong lô hàng có thể khiến một nhà xuất khẩu bị đưa vào danh sách đen.
EU hiện đang chủ yếu dựa vào nguồn cung từ Ecuador và Argentina để đáp ứng nhu cầu tôm. “Ecuador duy trì các tiêu chuẩn cao trong thực hành sản xuất mặc dù không cung ứng loại tôm cỡ lớn như Ấn Độ. Sản lượng khai thác tôm đỏ tự nhiên tại Argentina tăng mạnh trong thời gian gần đây”, theo Kenny Thomas, giám đốc điều hành của Jinny Marine Traders of Gujarat.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. “Thị trường Mỹ cởi mở và tôm Ấn Độ được người tiêu dùng chấp nhận rộng rại trên thị trường này. Tôi cho rằng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới”, theo Tara Ranjan Patnaik, phó chủ tịch Hiệp hôi các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ cho biết. Nhưng tình trạng dư cung tại Mỹ khiến giá tôm giảm mạnh hồi đầu năm nay. Mặc dù hiện giá tôm đã ổn định, các thương nhân lo ngại diễn biến giá cả trong tương lai. Đây cũng là nguyên nhân khiến nông dân Ấn Độ quyết định giảm sản xuất tôm.
Trong khi đó, ngành tôm Ấn Độ đang cho rằng cải thiện chất lượng là chìa khóa để tăng xuất khẩu. “Chính phủ Ấn Độ và ngành thủy sản đang nỗ lực đạt mục tiêu sạch kháng sinh trong xuất khẩu thủy sản bằng cách tập huấn cho nông dân. Chúng tôi không biết liệu Mỹ có bắt đầu triển khai các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong tương lai hay không. Với vấn đề thuốc thú ý đã được giải quyết, xuất khẩu tôm của Ấn Đố sang EU có thể tăng trong thời gian tới”, theo S Chandrasekhar, chủ tịch Society of AquacultureProfessionals.
Chính phủ Ấn Độ vừa thành lập Fisheries and Aquaculture Infrastructure Development Fund (FIDF) để tiến hành đầu tư khoảng 1,02 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Mục tiêu là nhằm đạt tăng trưởng bền vững 8 – 9%/năm, để sản lượng thủy sản đạt khoảng 20 triệu tấn đến năm 2022 – 23.
Theo Economics Times, FIS
Bình luận