Các lãnh đạo quản lý và các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc đang chúc tụng cho sự xuất hiện của một cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản xa bờ mới nhất giữa bối cảnh nước này đang tiếp tục giải quyết các vấn đề môi trường do nuôi trồng thủy sản trên đất liền. Được mô tả là một cấu trúc hạ tầng giàn nửa chìm nửa nổi đầu tiên của Trung Quốc, “Dehai 1” được ra mắt vào tháng 9 bởi  Zhuhai Xinpingmao Fishery Co. tại vùng nước ngoài khơi tỉnh miền nam Quảng Đông và có kế hoạch bắt đầu thả giống trong tháng 11 tới.

Trông giống một con tàu không có vỏ, tàu nuôi cá này dài 91,3m và rộng 27,6m, do Viện Thủy sản Trung Quốc và Công ty Công nghệ Bảo vệ Môi trường Tianjin Desai thiết kế. Một văn bản từ công ty Tianjin Desai mô tả Dehai giống như một “nền tảng nuôi trồng thủy sản thông minh” với các hệ thống giám sát và cho ăn tự động, mặc dù tàu có cả khoang ăn ở cho nhóm nhân viên giám sát Dehai. Văn bản từ Học viện Nuôi trồng Thủy sản mô tả việc ra mắt Desai giống như “một cuộc cách mạng trong ngành nuôi trồng thủy sản ngoài khơi”, đưa sản xuất chuyển dịch từ “cầu cảng tới biển khơi”. Quan trọng là Dehai có thể kháng cự trước các cơn bão, theo Học viện này cho biết.

Ngành thủy sản Trung Quốc đang liên tục nỗ lực dịch chuyển sản xuất từ các cơ sở trong đátliền ra ngoài khơi để đối phó với việc chính phủ triển khai nghiêm ngặt các chính sách môi trường, thực thi mạnh từ năm 2017 do ô nhiễm môi trường nước, phát triển trái phép khu vực ven biển, và phát triển trái phép các cơ sở nuôi trồng thủy sản.  Cơ quan chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm triển khai quy định ngành thủy sản có vẻ đang gặp áp lực từ Đội Thanh tra Môi trường Trung ương, một thể chế thành lập để chống lại việc các quy định môi trường của chính phủ trung ương không được các chính quyền khu triển khai.

Áp lực này có thể thúc đẩy các nhà chức trách từ Tổng cục Biển và Thủy sản tại cảng cá chính Chu San triển khai các chuyến thăm cấp cao tới một số cơ sở xây dựng trái phép ven biển và các khu vực khai hoang đất. Phó tổng cục trưởng Cục này Wang Xiaobo đã đi thực địa và chứng kiến các dịch chuyển địa cầu làm mất đi bờ biển, một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm túc mà chính quyền địa phương tiếp nhận các khuyến nghị của đội Thanh tra Môi trường. Các tin tức đã đăng bài nhưng chưa giải thích vì sao chính quyền địa phương lại cho phép các hoạt động trái phép như vậy và liệu văn phòng của ông Wang có động thái giải quyết tình hình, xét đến thiệt hại rõ ràng cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nội địa,.

Bảo vệ dải bờ biển của Trung Quốc mang lại lợi ích cho ngành nuôi trồng thủy sản nước này – đặc biệt là các trung tâm sản xuất thủy sản tại bờ đông của nước này. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kinh ngạch tới 38 lần lên 29,95 triệu tấn từ năm 1978 – 2018. Tổng sản lượng thủy sản, từ cả khai thác và nuôi trồng tăng 12 lần trong cùng giai đoạn lên 64,5 triệu tấn. Tăng trưởng sản lượng tương lai – nếu có – có thể đến từ các sáng kiến phát triển nuôi trồng thủy sản xa bờ, bởi những dấu hiệu liên tục về áp lực của ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.

Ví dụ, các nhà chức trách môi trường trung ương gần dây thông báo tất cả 45.000 lồng nuôi cua sẽ bị dỡ bỏ khỏi hồ Taihu tại miền đông Trung Quốc vào cuối tháng 12. Các nhà chức trách cho biết nguyên nhân của động thái này là nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước trong hồ - một trong những hồ lớn nhất Trung Quốc. Theo ông Sun Qiang,  tổng thư ký Hiệp hội những người nuôi cua hồ Taihu, các nhà sản xuất đang ráo riết tìm kiếm các địa điểm sản xuất mới. Các nhà sản xuất này bán cua với cao do văn hóa ẩm thực Trung Hoa từ đặc sản cua nước ngọt hồ Taihu.

Trong một bức tranh lớn hơn, thiếu nước ngọt là thách thức chính đối với tương lai ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc, theo nhận định của Zeng Leng Bin làm việc cho Dự án Ngăn ngừa Dịch bệnh theo Công nghệ và khoa học thủy sản quy mô lớn quốc gia, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này. Phát biểu tại một diễn đàn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiệu quả cao tại thành phố Vũ Hán gần đây, Gui Jian Fang từ Viện Nuôi trồng Thủy sản tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết từ năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên bảo tồn môi trường thay vì tối đa hóa sản lượng nuôi trồng thủy sản. Ông Gui cho biế trong tương lai, sự thay đổi này có thể sẽ là một cú hích đối với các phương pháp sản xuất truyền thống hơn, như kết hợp nuôi thủy sản với trồng lúa. Nhưng ông Gui cũng cho biết ngành nuôi trồng thủy sản cần đẩy mạnh theo hướng tự hiện đại hóa thông qua áp dụng các thực hành khoa học tốt nhất và công nghệ hiện đại hơn.

Ngay cả sự xuất hiện của Dehai tạo nên những đợt sóng xôn xao ở miền nam Trung Quốc, các diễn biến phát triển khác cũng đang diễn ra với các mục tiêu tương tự. CCTV đã đưa tin bản tin chiều về một dự án nuôi cá chim trắng ngoài khơi bờ biển Trạm Giang với sản lượng dự kiến 30.000 tấn hàng năm. Cách câu chuyện trên được kể cho thấy đây là một phần trong một ưu tiên chính sách lớn của chính phủ. Tham vọng của chính sách này sẽ yêu cầu một sự dịch chuyển lớn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản Trung Quốc từ hệ thống nuôi nước ngọt kém bền vững hiện nay sang một hệ thống hiện đại, bền vững, đưa Trung Quốc trở thành một thế lực thủy sản quốc tế đáng kể.

Nhưng vấn đề là ở chỗ hoạt động nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có thể dịch ra ngoài khơi bao xa hoặc liệu việc dịch chuyển ra khơi này có thực sự tạo nên tảng đổi mới cho cách tiếp cận của Trung Quốc đối với nuôi trồng thủy sản trên biển?

Theo Seafood Source
Admin

Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ tăng gấp đôi cam kết nông nghiệp lên 9 tỷ USD một năm vào năm 2030

Bài trước

Quỹ Hà Lan trao khoản tài trợ lớn cho nhà sản xuất cà phê Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư