Đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi gần đây tại Bỉ đang đặt ra hồi chuông báo động cho ngành thịt lợn châu Âu. Nếu dịch bệnh này được khống chế thành công ở khu tự trị Étalle thuộc miền nam nước Bỉ, tác động của dịch bệnh sẽ được hạn cế. 13 nước đã áp lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn Bỉ. Rabobank dự báo sẽ mất ít nhất 6 tháng để các nhà chế biến thịt lợn Bỉ có thể kết nối trở lại được với các thị trường xuất khẩu quan trọng này. Nếu dịch tả lợn châu Phi lây lan sang Đức, Hà Lan, hoặc Pháp, tác động sẽ nghiêm trọng hơn nhiều và có thể làm gián đoạn thương mại thịt lợn toàn cầu.

Cách tiếp cận quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh

Ngày 13/9/2018, chính phủ Bỉ thông báo đã phát hiện dịch tả lợn (ASF) trên một số con lợn hoang. Dịch tả được chi nhận tại khu tự trị Étalle, cách biên giới Pháp 15km, Đức 50k, và Hà Lan 150km. Nguồn lây lan dịch bệnh hiện vẫn được xác định nhưng các hoạt động của con người có thể là nguyên nhân khả dĩ nhất.

Các nhà chức trách Bỉ đã thông báo các chính sách ngăn chặn sự lây lan của ASF. Một khu vực cách ly an toàn đã được thiết lập, trải rộng 63.000ha, kéo dài 45km từ đông sang tây và 30km từ bắc xuống nam với Étalle là trung tâm. Trong khu vực này, vận chuyển động vật và các hoạt động của con người đều bị cấm (cũng như các hoạt động săn bắn và giải trí), hoặc giảm thiểu mạnh (trong trường hợp sản xuất lâm nghiệp). Các khu vực phân định biên giới với Pháp ở miền nam và Luxembourg ở miền đông.

Chính phủ Bỉ đã quyết định giết mổ toàn bộ 4.000 con lợn thương phẩm tại khu vực chăn nuôi lợn mật độ thấp để ngăn ngừa dịch bệnh. Nếu không có lợn chăn nuôi thương phẩm nào bị nhiễm bệnh, Bỉ có thể duy trì tình trạng “chính thức sạch bệnh ASF”, đảm bảo chứng nhận xuất khẩu quốc gia  vẫn có hiệu lực. Nếu không, một quy trình ngoại giao sẽ phải được tái khởi động để giữ chứng nhận xuất khẩu này.

ASF đã bắt đầu tác động tới xuất khẩu thịt lợn của Bỉ

Kể từ khi dịch tả lợn phát hiện tại Bỉ, 12 nước đã cấm nhập khẩu thịt lợn từ Bỉ, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc,Đài Loan, Philippines, Belarú, Mexico, Nam Phi, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Uruguay và Úc. Nga đã giảm nhập khẩu thịt lợn từ tất cả các nước châu Âu từ năm 2014. Một số thị trương fmở cửa trở lại trong 6 tháng đầu năm 2018 nhưn gmột số khác có thể phải chờ hàng năm trời. Sự phục hồi của các thị trường này sẽ mất thời gian và các nguồn lực tiêu tốn để xây dựng lại các quan hệ kinh doanh và niềm tin. Tiếp cận các thị trường này rát quant rọng cho định giá tối ưu thịt lợn xẻ, cũng như các phụ phẩm được bán với giá tốt nhất tại châu Á.

Các công ty Bỉ được phép tiếp tục xuất khẩu sang các nước thành viên EU và các nước ngoại khối chấp nhận nguyên tắc khu vực hóa, nghĩa là thương mại động vật và thịt của Bỉ, nằm ngoài khu vực phong tỏa do an toàn sinh học, đều được phép xuất khẩu.

Các nhà chế biến sâu và bán lẻ của Bỉ tổng cộng nhập khẩu hơn 300.000 tấn hàng năm. Lượng thương mại này có thể giảm, phụ thuộc vào nhu cầu nôi địa, tình trạng xuất khẩu nội bộ EU và mức giá tại Bỉ so với các nước láng giềng.

Ngay sau khi bùng phát dịch bệnh, giá lợn tại Bỉ đã gặp áp lực giảm. Do tình trạng kiểm dịch vẫn trong tầm kiểm soát, giá nhanh chóng trở lại bình thường so với các nước khác. Tất nhiên, các công ty quốc tế sử dụng “rủi ro ASF”” để ép giá.

Đối với toàn EU, ngăn ngừa và an ninh sinh học là chìa khóa để tránh sự lây lan thêm của dịch ASF. Các trang trại chăn nuôi lợn phải tiếp tục tăng cường an ninh sinh học của họ và vận chuyển động vật phải tuân thủ các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt hơn.

Tác động lớn hơn nếu ASF lan sang Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch hoặc Hà Lan

Bùng phát ASF tại Bỉ cho thấy dịch bệnh này có thể lan đi khắp châu Âu nếu bị lơ là. Nếu ASF lan sang một khu vực sản xuất thịt lợn thương phẩm ở bất cứ nơi nào thuộc Bỉ hoặc một nước EU khác, tác động có thể lớn hơn rất nhiều.

Bỉ tập trung mạnh vào xuất khẩu (941.800 tấn trọng lượng hơi trong năm 2017). Nhưng chưa đến 10% kim ngạch xuất khẩu này tới các nước ngoại khối EU, với Trung Quốc/Hong Kong và Philippines là các thị trường đích quan trọng nhất. Thực tế, Bỉ chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của EU.

Khả năng dịch tả lợn ASF tại Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch hoặc Hà Lan sẽ làm gián đoạn cân đối cung – cầu thịt lợn tai EU. Nếu, ví dụ Hà Lan gặp vấn đề dịch tả lợn và kéo theo một lệnh cấm thương mại, 430.000 tấn thịt hiện đang được xuất khẩu ra thị trường ngoài EU sẽ bị dồn ứ tại thị trường châu âu. Khó lòng cho bất cứ một nước EU nào khác có thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung xuất khẩu này.

Bỉ đứng thứ 10 trong số các nước xuất khẩu thịt lợn EU, chỉ đóng góp 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn EU năm 2017

Nếu mức xuất khẩu thịt lợn EU không thể duy trì thì sẽ tác động ngay tới giá thịt lợn do tình trạng dư cung trên thị trường EU, châm ngòi cho một giai đoạn giảm sản xuất để tìm kiếm cân bằng cung – cầu mới.

Thương mại lợn convà lợn vỗ béo giữa Hà Lan, Đan Mạch và Đức với quy mô hơn 15 triệu con, có thể giảm một phần hoặc hoàn toàn nếu các biên giới bị đóng cửa do dịch ASF. Trong trường hợp này, câu hỏi phải đặt ra là lượng lợn con Đan Mạch và Hà Lan sẽ bán đi đâu khi cả hai nước này đều không có các trang trại chăn nuôi lợn vỗ béo lấy thịt.

Theo Rabobank
Admin

Thái Lan cấm xuất khẩu lợn sống do giá tăng vọt

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 8/6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt