0

Bộ Công thương khuyến nghị thương lái xuất khẩu lợn sống sang Campuchia qua kênh chính ngạch

Bộ Công thương Việt Nam vừa cảnh báo thương nhân không mua bán lợn sống phi pháp cho các thương nhân Campuchia, sau khi phía Campuchia thông báo tăng cường tuần tra giữa Việt Nam và Campuchia để ngăn ngừa lây nhiễm dịch tả lợn từ các xe tải chở lợn đi đường vòng qua các điểm kiểm dịch. Bộ cũng kêu gọi các thương nhân Việt Nam xuất khẩu lợn sống hợp pháp, có chứng từ kiểm dịch. Văn phòng Thương mại Việt Nam đang tìm cách đàm phán về xuất khẩu lợn sống hợp pháp sang Campuchia.

Việt Nam triển khai các vùng chăn nuôi gà sạch bệnh

Các vùng chăn nuôi sạch dịch cúm gia cầm và bệnh Newcastle đang được Bộ NNPTNT lên kế hoạch phát triển tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dự án đặt mục tiêu xây dựng 30 trang trại chăn nuôi gà quy mô vừa, sạch bệnh trong năm 2021 – 2022. “Dự án này sẽ giúp giảm số lượng trại nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ và phát triển chuỗi sản xuất khép kín để cung cấp thịt gà cho thị trường nội địa và xuất khẩu”, the ông Phạm Văn Đồng, giám đốc Cục Thú y Việt Nam.

DDGS trong TACN lợn dạng lỏng giúp giảm nhiễm khuẩn

Việc đưa bã ngũ cốc khô dễ tan (DDGS) vào TACN lợn dạng lỏng đang được ưa chuộng. Theo trợ lý giám đốc khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương của Hội đồng Ngũ cốc Mỹ Caleb Wurth, DDGS có thể được sử dụng trong suốt vòng đời lợn. “Tỷ trọng DDGS khuyến nghị tối đa là 25% đối với lợn con, tăng lên 50% đối với lợn đực giống và lợn nái mang thai”, ông cho biết. “Đưa DDGS vào TACN lợn giúp làm giảm độ pH , giảm nhiễm khuẩn trong toàn hệ thống”.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam bật tăng trở lại

Các nhà nhập khẩu Mỹ đang tăng đơn đặt hàng cá tra Việt Nam. “Chương trình tiêm vắc xin COVID-19 đang bao phủ rộng khắp tại Mỹ, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ ẩm thực và nhà hàng – khách sạn mở cửa trở lại, thúc đẩy nhu cầu”, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Trong quý 1/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 102 triệu USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Đông Nam Á tăng nhu cầu sử dụng DDGS trong chăn nuôi lợn

Dịch tả lợn bùng phát khắp Đông Nam Á khiến các nhà sản xuất chăn nuôi lợn tư duy lại về chăm sóc, quản lý chăn nuôi và an ninh sinh học, theo trợ lý giám đốc khu vực Đông Nam Á và châu Đại dương của Hội đồng Ngũ cốc Mỹ Caleb Wurth. Ông cho iết thêm các hệ thống thức ăn dạng dỏng sử dụng DDGS cũng mang đến nguồn TACN an toàn. “Mỹ sản xuất 36 triệu tấn DDGS hàng năm, trong đó 12 triệu tấn được xuất khẩu sang Đông Nam Á, chiếm 3,8 triệu tấn trong năm 2020. Nhu cầu cao do chất lượng DDGS luôn ổn định, giúp duy trì chất lượng TACN”.

Giá lợn tại Việt Nam không bị tác động bởi lệnh cấm nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan

Nguồn cung trong nước dồi dào và nhu cầu thấp đang giữ giá thịt lợn tại Việt Nam ở mức thấp, bất chấp động thái tạm ngừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan hồi tuần trước. Giá lợn sống hiện ở mức 2,7 USD/kg, trong khi giá bán lẻ vẫn lên tới 5 USD/kg. Các thương nhân buôn lợn cho hay lợn nhập khẩu từ Thái Lan thường cho các chợ truyền thống tại các tỉnh vùng biên. Một lượng nhỏ được đưa vào các thành phố lớn để bù đắp thiếu hụt.

Các yếu tố toàn cầu và địa phương đẩy giá thịt bò lên mức cao kỷ lục

Sự kết hơp của các yếu tố quốc tế lẫn nội địa đang tạo ra tình trạng căng thẳng trên thị trường thịt bò thế giới, với nhu cầu mạnh và giá cao kỷ lục tại nhiều khu vực, theo báo cáo mới nhất của Rabobank. Các động lực chính bao gồm giá thịt bò tăng do nhu cầu cao tại Mỹ, sự chậm trễ theo mùa vụ giết mổ bò tại Brazil và nguồn cung giảm tại châu Âu. “Tuy nhiên, với nguồn cung giảm đối diện với nhu cầu tại Trung Quốc, giá thịt bò trên thị trường thế giới sẽ theo xu hướng tăng”.

Nhập khẩu thịt tháng 5/2021 của Trung Quốc đạt 789.000 tấn, giảm 3,3%

Trong tháng 5/2021, nhập khẩu thịt của Trung Quốc đạt 789.000 tấn, giảm 3.3% so với cùng kỳ năm 2020, theo số liệu hải quan cho thấy, sau khi giá thịt lợn nội địa giảm mạnh, kéo theo nhu cầu nhập khẩu giảm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt của nước này tháng 5 đạt 922.000 tấn và kim ngạch nhập khẩu thịt tháng 5 là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi kim ngạch nhập khẩu thịt của Trung Quốc là 775.000 tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt của Trung Quốc vẫn tăng tới 12,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4,34 triệu tấn.

Ngành TACN Trung Quốc khó có thể tự cung tự cấp

Theo nhận định của ông David MacLennan, giám đốc điều hành Cargill, ngành ngũ cốc TACN của Trung Quốc khó có thể đạt mục tiêu tự cung tự cấp, bất chấp những nỗ lực thúc đẩy sản xuất của chính phủ nước này. Nguồn cung ngũ cốc TACN giảm và nhu cầu tăng vọt từ các nhà sản xuất thịt lợn đang châm ngòi cho những đợt nhập khẩu cao kỷ lục trong năm 2021. Nhu cầu nhập khẩu tăng vọt bất chấp các chỉ đạo từ chính phủ về tăng sản lượng ngũ cốc trong nước và xây dựng lại công thức TACN lợn và gia cầm để giảm phụ thuộc vào nguồn ngô và đậu tương nhập khẩu.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Thái Lan cấm xuất khẩu lợn sống do giá tăng vọt

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 7/12

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt