Cao su

TOCOM tạo ra hợp đồng cao su mới, đặt mục tiêu tăng gấp đôi giao dịch cao su

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đang tìm cách tăng gấp đôi khối lượng giao dịch cao su với việc triển khai một hợp đồng mới vào tháng 10 tới, nhằm mục tiêu vào các nhà sản xuất Thái Lan và người tiêu dùng Trung Quốc.

Các hợp đồng cao su quy định cụ thể về kỹ thuật sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 9/10, theo chủ tịch TOCOM Takamichi Hamada. Lượng giao dịch có thể sẽ vượt mủ tờ xông khói có gân (RSS), loại cao su hiện đang được giao dịch trên TOCOM, trong ngắn hạn, theo Hamada, vị chủ tịch 68 tuổi trả lời phỏng vấn tại Tokyo. Sàn giao dịch này cũng đặt mục tiêu vượt lượng giao dịch trên sàn Singapore. TOCOM là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật Bản và đã triển khai giao dịch cao su RSS trong gần 66 năm qua. Lượng giao dịch giảm trong vài năm gần đây do các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung hơn vào các thị trường có tính thanh khoản cao hơn và biến động hơn, đồng thời các nhà sản xuất Nhật Bản dè dặt trong sử dụng các hợp đồng hàng hóa tương lai để đầu cơ.

Việc đưa cao su TSR, loại cao su được sản xuất – tiêu dùng nhiều nhất trên thế giới, vào giao dịch giúp các hoạt động trên sàn giao dịch tương lai Tocom phản ánh tốt hơn tình hình trên thị trường vật chất. Tocom sẽ triển khai các hợp đồng giao dịch bằng đồng Yên để mang lại lợi ích cho các nhà đầu cơ Nhật Bản, theo ông Hamada cho hay. TSR vốn đã được giao dịch trên sàn giao dịch Singapore và là các hợp đồng tương lai giao dịch bằng đồng USD. “Chúng tôi muốn giành lại vị thế cung cấp giá cao su tham chiếu cho thế giới”, ông Hamada tuyên bố.

Theo ông Michael Coleman, giám đốc của RCMA Group cho rằng nhu cầu tiềm năng đối với các hợp đồng tương lai giải quyết vấn đề chỉ dẫn địa lý và xuất xứ sản phẩm. Cấu trúc chiết khấu và chênh giá hiện nay giữa các sản phẩm cao su TSR20 có nguồn gốc khác nhau rất ít minh bạch và không mang lại nhiều giá trị khi đặt cược vào rủi ro cơ bản đối với hợp đồng trên sàn giao dịch Singapore (SGX). SGX trong một email thông cáo cho biết tổ chức này hoan nghênh sự gia nhập thị trường của Tocom bởi động thái này sẽ giúp tăng tính thanh khoản.

Các hợp đồng này đóng vai trò như một chỉ báo cho giá cao su vật chất và là một công cụ quản lý rủi ro, cho phép những người tham gia thị trường neo giá và quản lý biến động giá. Lượng giao dịch các hợp đồng cao su RSS tương lai tại Tocom giảm 9,7% xuống còn 2,14 triệu đơn vị trong năm 2017, tương đương khoảng 10,7 triệu tấn và là năm suy giảm thứ 3 liên tiếp, theo dư xliệu từ Công ty khớp lệnh giao dịch hàng hóa Nhật Bản. Vào năm đỉnh điểm 1995, lượng giao dịch là 14,29 triệu đơn vị. Trên sàn SGX, tổng lượng giao dịch RSS3 và TSR20 là 7,377 triệu tấn trong năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su TSR thế giới tăng 22% trong 10 năm tính đến năm 2017 lên 5,09 triệu tấn; trong khi xuất khẩu cao su RSS giảm 32% xuống còn 722.000 tấn, theo dữ liệu từ Tocom.

Tocom chậm chân trong triển khai giao dịch cao su TSR do các thành viên lên tiếng quan ngại rằng tính thanh khoản của thị trường RSS có thể giảm thêm khi thị trường xuất hiện sản phẩm mới, theo Kazuhiko Saito, nhà phân tích tại Fujitomi, đồng thời là một nhà môi giới tại Tokyo. RSS được sử dụng bởi các nhà sản xuất các sản phẩm cao su quy mô vừa và nhỏ cho máy móc và xây dựng. Trong khi cả cao su TSR và RSS được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lốp xe, sản xuất TSR tăng lên nhờ sự đồng nhất về chất lượng và giá thấp không khuyến khích sản xuất cao su RSS, theo ông Salvatore Pinizzotto, tổng thư ký International Rubber Study Group. “RSS được sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình trong khi TSR được sản xuất trong các nhà máy, qua đó giúp đảm bảo chất lượng ổn định”, ông Pinizotto cho biết trong 1 email. Sản xuất RSS ở cấp hộ gia đình tiêu tốn nhiều thời gian và lao động hơn, nên khi giá cao su tự nhiên giảm thì không khuyến khích nông dân sản xuất nhỏ sản xuất loại cao su này, ông nhấn mạnh.

Năm 2017, nhập khẩu cao su TSR của Nhật Bản là 546.791 tán, với 81% từ Indonesia và 15% từ Thái Lan, theo báo cáo từ Bộ Tài chính Nhật Bản, Nhập khẩu cao su RSS đạt 131.577 tấn, với Thái Lan chiếm 95% nguồn cung cấp. Bridgestone Corp, tổ chức tiêu dùng cao su lớn nhất Nhật Bản, sẽ theo dõi sát sao sự phát triển của thị trường TSR tương lai, theo người phát ngôn của tập đoàn này cho hay. Sumitomo Rubber Industries, tổ chức tiêu dùng cao su lớn thứ hai, không có kế hoạch tham gia thị trường, người phát ngôn của tập đoàn này cho biết.

Tại Trung Quốc, khoảng một nửa tiêu dùng cao su tự nhiên của các nhà sản xuất nội địa là cao su TSR, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, theo Gu Jiong, nhà phân tích tại Yutaka Shoji, một nhà môi giới tại Tokyo cho hay. Phần lớn lượng còn lại là cao su tổng hợp hoặc hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

Tocom sẽ cho phép giao nhận hàng hóa vật chất tại 3 cảng tại 2 nước - Bangkok and Laem Chabang tại Thái Lan và Penang tại Malaysia. Quy định này giúp các nhà giao dịch dễ dàng cung ứng cho các khách hàng do hoạt động giao nhận của hợp đồng cao su RSS phải được thực hiện tại các nhà kho được thiết kế cho hoạt động giao dịch tại Nhật Bản, ông Hamada cho hay.

Theo Gulf Times
Admin

Bán tài sản giúp các doanh nghiệp cao su có lời, thay vì hoạt động kinh doanh cốt lõi

Bài trước

Lũ lụt có thể cắt giảm sản lượng cao su của Thái Lan 7%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su