Phản ứng lại các thành viên WTO nghi hoặc chính sách giá hỗ trợ tối thiểu của Ấn Độ (Minimum Support Price - MSP), bao gồm Mỹ và EU, New Delhi bắt tay với Bắc Kinh xây dựng đề xuất lộ trình cho các nước thành viên WTO giàu có để xóa bỏ các chương trình trợ cấp nông nghiệp mà Tổ chức Thương mại Thế giơi s(WTO) cho phép họ vượt trần.
Trong một đề xuất chung đệ trình lên WTO gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc cho rằng quá trình giảm trợ cấp nên bắt đầu từ đầu năm 2019 để xóa bỏ tình trạng thiên vị trong thỏa thuận của WTO về nông nghiệp và xóa bỏ những méo mó trong thương mại thế giới. “Bất cứ nỗ lực có ý nghĩa nào trong các cải cách hệ thống trợ cấp nông nghiệp phải giải quyết tình trạng thiên vị giữa các thành viên nước phát triển và rất nhiều các thành viên nước đang phát triển trong phân bổ AMS (Chính sách trợ cấp tổng hợp) vượt trần và tính linh động trong cung cấp trợ cấp cao cho sản phẩm cụ thể”.
Các cuộc đàm phán về bổ sung các nguyên tác trợ cấp nội địa cho nông nghiệp nên bắt đầu ngay sau khi các nước phát triển giảm trợ cấp mang tính bóp méo thương mại.
Những luận điệu của Mỹ
Mỹ gần đây cáo buộc Ấn Độ trong chính sách giá trợ cấp tối thiểu (MSP) đối với lúa mỳ và lúa gạo, nhận được sự ủng hộ từ Úc và EU. Washington cho rằng Ấn Độ cố ý hạ thấp báo cáo về các chính sách trợ cấp và New Delhi đã chối bỏ cáo buộc này.
Đề xuất mới từ Trung Quốc và Ấn Độ là một bước tiếp theo sau bản đề xuất đầu tiên đệ trình lên WTO hồi năm ngoái, theo đó chỉ ra rằng các nước giàu đang liên tục triển khai các chính sách trợ cấp bóp méo thương mại cho nông dân ở mức cao hơn nhiều so với mức trần áp dụng cho các nước đang phát triển. Các nước phát triển chiếm tới 90% trong phân bổ tổng trợ cấp tổng hợp (AMS), tương đương tới 160 tỷ USD hàng năm.
Đề xuất đầu tiên đệ trình năm 2017 chỉ ra các quy tắc WTO cũng cho phép chỉ một ít nước được linh động nhiều chính sách trợ cấp, qua đó cho phép họ tăng các trợ cấp có hại cho thương mại và vượt trần, dẫn tới các khoản trợ cấp cho nhiều hàng hóa tại các nước phát triển lên tới hơn 50 – 100% giá trị sản xuất; trong khi các nước đang phát triển phải giới hạn trong 10% mức trần hoặc đối mặt với các hình phạt. Theo đề xuất mới, mức trần và giảm AMS vượt mức trần đối với chính sách trợ cấp sản phẩm cụ thể là phần quan trọng nhất và là bước đi đầu tiên đáng kể trong quá trình cải cách để hình thành một hệ thống thương mại nông nghiệp định hướng thị trường và công bằng.
Hơn nữa, đề xuất cũng vạch ra các bước theo đó các nước phát triển, đang triển khai các chính sách trợ cấp hàng hóa cụ thể và vượt trần, có thể dần dần giảm bớt các chính sách này. Để đảm bảo tính trách nhiệm, đề xuất cho rằng mỗi tành viên WTO có quyền AMS vượt trần cần thông báo hàng năm cho Ủy banNông nghiệp về AMS cụ thể cho sản phẩm vượt trần và giá trị sản xuất của sản phẩm này đầy đủ và chi tiết để WTO giám sát sự tuân thủ các nghĩa vụ AMS với sản phẩm cụ thể của các nước.
Theo The Hindu Business Line
Bình luận