Gỗ

Trung Quốc có nhu cầu cao với gỗ sồi – Pháp buồn vui lẫn lộn

Đây là khoảng thời gian đáng hài lòng đối với những người trồng sồi tại Pháp. Xuất khẩu gỗ sồi tròn tăng vọt và có giá cao, phần lớn là nhờ nhu cầu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã cấm thu hoạch gỗ thương phẩm từ năm 2017 và thế hệ thiên niên kỷ Trung Quốc lại đang ngày một ưa chuộng sàn gỗ chất lượng cao và nội thất từ châu Âu. Nhưng sự bùng nổ này cho các nhà xuất khẩu Pháp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho 550 nhà máy xẻ gỗ của nước này.

Các nhà sản xuất gỗ sồi thường bán gỗ sồi tròn cho các nhà máy, sau đó xẻ ra thành các sản phẩm, sản xuất thành ván sàn và đồ nội thất đến quan tài và thùng rượu vang. Nhưng giờ đây, chủ các cánh rừng tư nhân bắt đầu bán gỗ tròn trực tiế pcho những người mua Trung Quốc bởi họ sẵn sàng trả giá cao hơn và tự đảm nhận công đoạn chế biến.

Diễn biến này đẩy rất nhiều nhà máy gỗ của Pháp thiếu gỗ nguyên liệu cho chế biến và gặp khó khăn trong việc hoàn thành các đơn hàng.  “Vấn đề là ở chỗ gỗ sồi chưa bao giờ đắt đỏ đến thế ở Pháp và chúng tôi, những nhà chế biến, chưa từng đối diện với nguồn cung thấp đến vậy”, theo , head of the Margaritelli Fontaines, chủ nhà máy gỗ Margaritelli Fontaines tại miền đông nước Pháp cho hay.

Các nhà máy gỗ có nguồn gỗ sồi tồn kho lớn hiện giờ vẫn an toàn nhưng sẽ đối mặt với vấn đề tăng cường kho dự trữ bởi không thể trang trải nổi chi phí gỗ hiện nay, theo Nicolas Douzain-Didier, lãnh đạo Hiệp hội Rừng Quốc gia Pháp (FNB) cho hay. Các nhà máy gỗ quy mô nhỏ hơn sẽ mất khách hàng và cắt giảm việc làm. “Từng nhà máy một sẽ lần lượt rời bỏ ngành”, ông Douzain-Didier phát biểu. Khoảng 26.000 việc làm trực tiếp liên quan đến ngành gỗ sồi tại Pháp – nhà sản xuất gỗ sồi lớn thứ 3 thế giới. Đến cuối tháng 3/2018, khoảng 80% nhà máy gỗ tại Pháp bị thiếu khoảng 30% lượng gỗ nguyên liệu họ cần để hoàn thành các đơn hàng.

Việc công nhân mất việc làm sẽ là bất lợi chính trị cho tổng thống Emmanuel Macron, vốn lấy vấn đề giảm thất nghiệm làm ưu tiên chính. Các nhà máy gỗ đã lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ từ tổng thống nhưng cuộc gặp được tổ chức vào hồi tháng 3 vừa qua giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp với đại diện các nhà máy gỗ đã không đạt được thỏa thuận nào.

Pháp đang nỗ lực áp quy định “dán nhãn EU” đối với gỗ tròn khai thác từ các cánh rừng thuộc sở hữu nhà nước cho ngành sản xuất gỗ, nghĩ là lượng gỗ khai thác này phải được chế biến tại EU. Nhưng các nhà máy gỗ cho hay vẫn luôn có cách để vượt qua hệ thống dán nhãn EU và muốn một quy định ghi hãn tương tự áp dụng cho các cánh rừng thuộc sở hữu tư nhân, vốn chiếm gần 80% các diện tích rừng sản xuất gỗ tại Pháp.

Đối với những người trồng sồi, thường chỉ khai thác cây có tuổi đời từ 100 – 150 năm, giá gỗ sồi tăng là một tin vui sau khi một đợt giảm giá mạnh hồi cuối thập niên 2000s gây ra bởi nhu cầu thấp. “Các nhà máy sản xuất gỗ phải sống và chúng tôi cũng vậy”, theo Antoine d’Amecourt, lãnh đạo nhóm sở hữu các cánh rừng tư nhân tham gia cuộc họp hồi tháng 3 với Bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Travert. “Những người sở hữu rừng tư nhân mong muốn gỗ được chế biến tại Pháp nhưng họ cũng cần phải tái sinh rừng cho các thế hệ tương lai”, ông nhấn mạnh, giải thích về sự khác biệt nhỏ nhoi về vấn đề nơi nào gỗ sồi được chế biến.

Thế hệ thiên niên kỷ Trung Quốc

Trung Quốc là nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới và nhu cầu vẫn đang tiép tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu bùng nổ, các nhà sản xuất Trung Quốc phải nhập khẩu gỗ sồi từ nước ngoài kể từ khi hoạt động khai thác gỗ thương phẩm bị cấm để bảo vệ các khu rừng tự nhiên sau hàng thập kỷ bị khai thác quá mức. Tại Foshan, một trung tâm giao dịch nội thất tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, các thương nhân cho biết nhu cầu tăng vọt bởi thế hệ trẻ, giàu có, ưa thích các thiết kế nội thất châu Âu.

Gần 90% sàn gỗ cứng tổng hợp tại Trung Quốc hiện làm từ gỗ sồi, tưang vọt so với hồi đầu thập niên 2000s, theo nhà sản xuất ván sàn Trung Quốc Fudeli Flooring cho biết. “Ít nhất 70% khách hàng của chúng tôi mua các sàn gỗ sồi Pháp là thế hệ thiên niên kỷ, sinh ra vào thập niên 80s và 90s”, theo Chen Deyi, một đại lý địa phương cho Fudeli Flooring phát biểu.

Tại Louvre, một trung tâm triển lãm nội thất lớn và sang trọng tại Foshan, các khách hàng có thể tìm thấy các thơng hiệu cao cấp như Versace và Bentley Home. Đối với nhiều người, giá cả không phải là vấn đề đáng lo nhất. “Tôi không có bất cứ một khoản ngân sách giới hạn nào trong đầu nhưng tôi thấy giá cả ở đây ổn”, theo một cặp đôi mới cưới, làm việc cho một công ty bảo hiểm cho hay.

Hy vọng sẽ thu lời nhờ nhu cầu cao, Four Seasons Furniture tại Hong Kong đã tung ra một bộ sưu tập đồ nội thất gỗ sồi Pháp. Một chiếc bàn nhỏ để góc làm từ gỗ sồi trắng Pháp cso giá 3.680 NDT (576 USD). “Chúng tôi gần dây bắt đầu thúc đẩy mạnh đồ nội thất gỗ sồi Pháp trên thị trường nội địa Trung Quốc. Phân khúc này vốn thường chủ yếu tập trung xuất khẩu do nhu cầu nội địa với loại gỗ này không cao”, theo Candy Zhu, một giám đốc bán hàng tại trung tâm triển lãm Louvre cho hay.

Xuất khẩu gỗ sồi tròn Pháp sang Trung Quốc tăng 35% trong năm tính đến tháng 1/2018 và hiện chiếm 70% tổng xuất khẩu gỗ sồi tròn Pháp, theo dữ liệu của FNB, đưa Pháp trở thành nhà cung cấp gỗ sồi tròn lớn thứ hai cho Trung Quốc, vượt qua Nga và chỉ đứng sau Mỹ. Hoạt động kinh doanh này được cho là không chịu tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các chuyên gia ngành nhận định. Giá một số loại gỗ sồi tròn tại Pháp đã tăng gấp đôi từ năm 2009 trong khi giá các loại gỗ khác, như cây giẽ gai và thông, giảm trong cùng giai đoạn so sánh.

Theo Reuters
Admin

Xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng 20 năm liên tục

Bài trước

Tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine lên ngành gỗ Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ