Đầu tư

Nông dân toàn cầu vật lộn với chi phí nhiên liệu tăng

Nông dân trên toàn thế giới đang bắt đầu cảm thấy sức nóng từ chi phí nhiên liệu tăng lên mức cao nhất trong gần 4 năm khi bước vào giai đoạn cao điểm sản xuất và thu hoạch, làm giảm thu nhập nông nghiệp vốn đã gặp nhiều khó khăn do giá nông sản thấp. Ngành nông nghiệp từ Mỹ đến Nga và Brazil đến châu Âu, đều đang có rủi ro lợi nhuận giảm do giá dầu tăng. Giá dầu thô Brent tham chiếu trên thị trường thế giới, đã chạm mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014 vào ngày 17/5 vừa qua. Cộng với các vấn đề kinh tế nội địa, tăng giá nhiên liệu đang khiến nhiều nông dân trên toàn thế giới gặp khó khăn để đạt mức lợi nhuận ước đạt 2.400 tỷ USD, đồng thời phủ mây đen lên các hoạt động đầu tư trong tương lai.

Tại Mỹ, nhiên liệu chiếm khoảng 5% tổng chi phí của nông dân và đang gây thiệt hại cho lợi nhuận của nông dân trong thời điểm thu nhập nông nghiệp vốn đã giảm một nửa so với hồi năm 2013. Các mùa sản xuất bội thu liên tiếp đã làm giảm giá hàng loạt nông sản như ngô, lúa mỳ và đậu tương.

Nhiên liệu dầu là thiết yếu trong hoạt động trồng, thu hoạch và vận chuyển nông sản tới thị trường. Tại Mỹ, nông dân sẽ chi khoảng 15,25 tỷ USD vào nhiên liệu và dâu trong năm 2018, tăng 8% so với năm 2017, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Giá dầu dùng cho trang thiết bị nông nghiệp và vận chuyển nông sản chưa từng cao mức này kể từ tháng 5/2014. Giá dầu sưởi ấm tương lai, loại giá dùng để dự báo giá dầu cho máy móc thiết bị, giao dịch ở mức 2,29 USD/gallon hôm 17/5.

Tại Nga, giá nhiên liệu cho nông dân đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Arkady Zlochevsky, lãnh đạo Liên đoàn Ngũ cốc Nga cho hay. Nông dân sẽ phải chi nhiều hơn cho mùa thu hoạch sắp tới, dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng 1 tháng tới tại Nga.

Áp lực tài chính

Ngành nông nghiệp Mỹ cung đang gặp áp lực thua lỗ khi Trung Quốc đe dọa áp thuế bổ sung 25% đối với hàng loạt nông sản Mỹ để trả đũa cho quyết định áp thuế lên thép và nhôm của chính phủ Mỹ. “Chúng tôi đang gặp áp lực tài chính trong ngành nông nghiệp chưa từng xuất hiện trong 1 thập kỷ qua”, theo Scott Brown, giám đốc các đối tác chiến lược tại College of Agriculture, Food and Natural Resources của đai học Missouri. “Nếu giá dầu tiếp tục tăng, áp lực sẽ ngày càng lớn cho nông dân. Theo USDA, doanh thu ròng của nông nghiệp Mỹ dự báo đạt 59,5 tỷ USD trong năm 2018, giảm 8,3% so với năm 2017 và giảm 55% so với năm 2013.

Tại Brazil, nông dân cũng đang bắt đầu phải đối mặt với vấn đề chi phí tăng do giá dầu đã tăng 43% tại nước này kể từ tháng 7/2017. Theo ông Eder Ferreira Bueno, một nông dân tại bang chuyên trồng ngũ cốc Mato Grosso, chi phí nhiên liệu tăng tức là nông dân “không còn lựa chọn nào khác ngoài chi ít đi cho chăm sóc đất đai”. Một số nông dân khác lựa chọn giảm thuê lao động hoặc trì hoãn các kế hoạch đầu tư.

Tại nước láng giềng Argentina, nước xuất khẩu bột đậu tương và dầu đậu tương lớn nhất thế giới, nông dân đang phải đối mặt với đồng nội tệ yếu đi cùng lúc chi phí nhiên liệu tăng lên. “Hoạt động chịu tác động mạnh nhất là chi phí vận tải. Chúng tôi vốn đã gặp bất lợi khi so sánh chi phí vận tải với đối thủ cạnh tranh chính là Argentina”, theo David Hughes, nông dân tại Buenos Aires và chủ tịch Phòng Công nghiệp Lúa mỳ Argentina.

Tại châu Âu, các nhà sản xuất ngũ cốc cho biết chi phí dầu tăng có thể tạo nên hiệu ứng lên chi phí phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật.

Theo Reuters
Admin

Thái Lan lo ngại hạn hán có thể ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân năm 2024

Bài trước

Trợ cấp nông nghiệp của Ấn Độ: Nông dân gặp phúc hay họa?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư