Các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản đang bị thu hút bởi thị trường cà phê đặc sản. Các doanh nghiệp này đang chen chân vào thị trường các loại máy rang chất lượng cao, giao cà phê hạt tại nhà và các máy pha cà phê loại đắt tiền. Một nhà kinh doanh từng nổi tiếng với các chuỗi cà phê giá rẻ, nay đang chứng tỏ sự nhanh nhạy bằng cách bắt đầu một chuỗi cà phê mới, nhằm đón đầu làn sóng cà phê mới.
“Mùi vị cà phê thực sự ngon”. Lời khen này đến từ một khách thăm quan gian trưng bày của Panasonic tại khu vực ngoại ô Ariake của Tokyo tràn ngập mùi thơm của hạt cà phê đang rang. Nhà sản xuất đồ điện tử này đang tổ chức một sự kiện quảng bá cho loại máy rang cà phê tại nhà vừa ra mắt hồi tháng 6/2017.
Một người tham gia đổ hạt cà phê xanh vào chiếc máy có tên gọi The Roast, sau đó sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để lựa chọn một mức độ rang, như rang nhẹ, rang vừa hoặc rang kỹ. Trong vòng vài phút, hạt cà phê đen vừa đã sẵn sàng và không hề có khói. The Roast, có chi phí 100.000 Yên (934 USD), đã tiêu thụ 200 máy kể từ khi ra đời. Máy này đặc biệt được ưa chuộng trong nhóm khách hàng nghiện cà phê trung niên, biết thưởng thức.
Thị trường cà phê Nhật Bản đang bùng nổ, với tiêu dùng đã liên tục chạm mức cao kỷ lục mới trong 4 năm liên tiếp tính đến năm 2016, theo Hiệp hội cà phê Nhật Bản. Mặc dù tiêu dùng giảm nhẹ trong năm 2017, thị trường cà phê trị giá 2.900 tỷ Yên của Nhật Bản tiếp tục phát triển. Sự bùng nổ này bắt đầu từ khoảng năm 2013, khi nhiều người tiêu dùng vẫn còn mua những tách cà phê pha tại chỗ, rẻ tiền tại các cửa hàng tiện lợi.
Đến một thời điểm ít được chú ý, những người thích uống cà phê bắt đầu ngừng mua loại cà phê tại cửa hàng tiện lợi và tìm kiếm những trải nghiệm cà phê đích thực. Những người sành thưởng thức này bắt đầu chú ý tới cà phê đến từ nước nào, vườn cà phê nào; hạt cà phê được rang ra sao và cần phải để cà phê “nghỉ” bao lâu sau khi được rang. Những người này thậm chí tìm hiểu về các phương pháp xay, nhiệt độ nước và cách nước ngấm vào cà phê xay.
Giờ đây, Panasonic đang mang đến cho những người sành cà phê này trải nghiệm kiểm soát toàn bộ quy trình. Panasonic thậm chí đang hợp tác với nhà bán buôn cà phê S.Ishimitsu để những người sở hữu máy rang có thể nhận cà phê thô đều đặn được tuyển chọn trên khắp thế giới. Các mã QR được in lên bao bì để người dùng có thể đọc thông tin về cà phê và học các khuyến nghị rang từ các chuyên gia cà phê.
CÁc nhà sản xuất cà phê cao cấp cũng đang được mùa kinh doanh. Máy kết hợp xay và pha từ Muji, một chuỗi các cửa hàng được thiết kế công phu của Ryohin Keikaku, trị giá 32.000 Yên. Muji đã tiêu thụ được 25.000 máy này chỉ trong vòng 9 tháng sau khi ra mắt. Các cửa hàng thường gặp tình trạng cháy hàng trong vài tháng đầu khuyến mại.
Vài thập kỷ trước đây, người Nhật hài lòng với cà phê hòa tan hoặc cà phê drip từ bất cứ loại hạt cà phê cũ nào. Điểm ngoặt diễn ra vào năm 1996, khi Starbucks xuất hiện và mang đến cho đất nước này loại cà phê đặc sản. Gần đây hơn, khi ngày càng nheièu người uống cà phê bắt đầu chú ý đến các đặc tính của hạt cà phê và nghệ thuật cũng như khoa học rang, pha chế bằng cách rót nước nóng vào cà phê xay.
Các chuỗi cà phê đang trong giai đoạn bùng nổ ở phân khúc cà phê đặc sản. Doutor Nichires Holdings năm 2011 đã mở cửa Hoshino Coffee, một chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp. Quán cà phê Doutor mở cửa đầu tiên vào năm 1980 tại Harajuku. Sau khi Stabucks thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, công ty bắt đầu mở ra các quán espresso Excelsior. Một tách cà phê tại Hoshino có giá 600 Yên, cao hơn nhiều so với giá 200 Yên cho cốc cà phê thông thường tại cửa hàng Doutor. Nhưng quy trình rót tốn thời gian của Hoshino thực sự thu hút người tiêu dùng. Chuỗi cà phê Hoshino hiện có khoảng hơn 200 cửa hàng trên khắp cả nước.
Hirofumi Obayashi, chủ tịch Doutor Nichires, khẳng định rằng các cửa hàng cà phê có thể thành công sau hàng loạt các chiến dịch tiếp cận thị trường. Chuỗi Doutor vốn là một nhà tiên phong trong lĩnh vực cà phê. Thương hiệu này nổi tiếng với giá rẻ, nhiều lựa chọn. Ngày nay, mô hình này vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ nên ông Obayashi cho biết chiến lược thâm nhập vào phân khúc cao cấp. Công ty gần đây đã tung ra hai chuỗi mới, mang thương hiệu Doutor cao cấp hơn dành cho những cửa hàng có thiết kế như các vườn cà phê và Oslo Coffee. Vì sao là Oslo? Bởi người Na Uy là những người tiêu dùng cà phê số 1 thế giới và chuỗi cà phê Nhật Bản này đang cố gắng tái hiện văn hóa Scandinavia.
Thị trường cà phê Nhật Bản đang đi theo nhiều hướng khác. Skylark, một chuỗi nhà hàng gia đình, bắt đầu chuỗi cà phê phong cách nghỉ dưỡng vào năm 2015. Tháng 2/2018, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, nổi tiếng với loại cốc cà phê 1 USD, có kế hoạch tăng lượng cà phê sử dụng trong mỗi cốc thêm 10%. Và đối thủ cạnh tranh là Lawson cũng đang thúc đẩy tiêu dùng loại cà phê nguyên chất, có giá khoảng 500 Yên mỗi tách.
Đây có thể là thời gian mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, vốn đang chật vật đẩy giá hàng hóa tăng nhiều năm qua, cũng tỉnh giấc và “ngửi” thấy mùi tăng giá ở thị trường ngách này.
Theo Nikkei Asia
Bình luận