Cà phê/Ca cao

Kenya phát triển thị trường nội địa cho cà phê đặc sản

0

Anh bán thịt David Mwangi sống tại Kenya thích bắt đầu một ngày bằng một tách mocha hoặc cappuccino ở một quán cà phê mới mở ở khu nhà anh – quán đầu tiên mở ra ở một khu vực thuần nông, nơi một tách trà sữa ngọt là cách phần lớn mọi người bắt đầu một ngày. “Cà phê giúp đầu óc tôi tỉnh táo. Vị thì ngọt ngào”, người đàn ông 27 tuổi nói khi hớp một ngụm cà phê tại quán thuộc sở hữu bởi Kilele Coffee Company tại miền quê Karatina, cách thủ đô Nairobi khoảng 120km.

Chuỗi cà phê nhỏ này – có 6 cửa hàng ở miền trung Kenya – thành lập năm 2020 bởi Joshua Kariuki, mới trở về quê nhà Nyeri sau 15 năm làm tình nguyện, bao gồm ở cả Nam Sudan. Ông hy vọng Kilele sẽ gia tăng lợi nhuận và giá trị cho nông dân địa phương có sinh kế phụ thuộc vào cà phê nhân xô. “Chúng tôi muốn phát triển văn hóa cà phê tại địa phương”.

Một thị trường nội địa bùng nổ có thể nuôi dưỡng một thế hệ nông dân mới trong một ngành biểu tượng quốc gia, theo ông Matthew Harrison, một khách hàng tại Amsterdam-chuyên thu mua cà phê đặc sản cho Trabocca. Sản lượng cà phê Kenya đạt mứ cao kỷ lục 129.000 tấn trong 3 thập kỷ nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn khoảng 40.000 tấn do quản lý yếu kém, biến động giá toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Hiện quốc gia Đông Phi này chỉ chiếm 1% tổng sản lượng cà phê toàn cầu nhưng loại cà phê Arabica chất lượng cao từ nước này luôn được các nhà rang xay chào đón để phối trộn với những loại khác. Nhu cầu trên thị trường nội địa đối với cà phê cũng đang tăng do những bộ phận dân cư thành thị mới và thậm chí tại cả các vùng nông thôn bắt đầu thích thú với vị cà phê đặc sản. Người Kenya chỉ tiêu thụ 5% sản lượng cà phê của nước này, trong khi mức tiêu dùng cà phê tại Ethiopia – quốc gia láng giềng – chiếm tới gần 50% tổng sản lượng. Nhưng tiêu dùng cà phê nội địa tại Kenya đã tăng gấp 3 lần lên 1.500 tấn/năm trong thập kỷ qua, theo dữ liệu từ Statista.

Tình hình này có lợi cho những nông dân như Thuo Mathenge, người đã đóng cửa mảng kinh doanh thuốc tại thủ đô Nairobi để quay trở lại làng quê 10 năm trước. Hiện ông chế biến cà phê tại vườn nằm ở chân núi Kenya và bán cho các cửa hàng bán lẻ của chính ông. Ông cho ràng nguyên nhân nổi lên văn hóa cà phê tại Kenya là sự hiểu biết lợi ích về thức uống này ngày càng phổ biến, bao gồm kích thích hoạt động và tăng cường năng lượng. Ông sản xuất hơn 50 tấn cà phê hàng năm và tỷ trọng cà phê ôg bán cho thị trường nội địa đã tăng gấp đôi từ 30% hồi 7 năm trước lên 60% hiện nay. Phần còn lại ôgn xuất khẩu sang Mỹ, Anh và Bỉ. Loại cà phê trồng và chế biến hữu cơ của ông có giá lên tơi s2.000 shillings/kg (18,49 USD/kg) so với mức giá chưa đến 100 shillingss mà phần lớn các nông dân sản xuất nhỏ bán ra thị trường nước ngoài, nhờ ông không sử dụng hóa chất. “Cà phê là vàng”, ông cho biết thêm ông có kế hoạch trồng thêm cà phê trên một diện tích khác.

Theo Reuters

Admin

Việt Nam – nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai của EU vào năm 2023

Bài trước

Cơn khát mới của Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao