Tỉnh cực nam Cà Mau hiện có kế hoạch tham vọng trong phát triển nuôi cua, đưa loại thủy sản này trở thành loại thủy sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai, sau tôm sú.

Chính quyền tỉnh Cà Mau đã vạch ra một chương trình với mục tiêu thúc đẩy nuôi tôm biển đạt giá trị 101 triệu USD hàng năm đến năm 2020. Diện tích nuôi tôm biển dự kiến tăng lên 100.000ha trong hai năm tới và đạt năng suất trung bình 70 – 80 kg/ha, sản lượng hàng năm đạt 12.000 tấn.

Nuôi cua đang là ngành tăng trưởng tốt tại ĐBSCL trong 2 thập kỷ qua và mang lại thu nhập cao cho người sản xuất tại các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Cà Mau đặc biệt có đầy đủ các điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngoài bờ biển dài, tỉnh cực nam này còn có khoảng 100.000ha rừng ngập mặn, là điều kiện tốt cho nuôi tôm, cua và cá.

Cua có thể nuôi 2 – 3 vụ mỗi năm và mang lai doanh thu cao tương đương tôm sú; đồng thời, thị trường cua cũng ở tình trạng tích cực, nhưng biến động giá là thách thức chính cho các nhà sản xuất.

Các chuyên gia ngành chỉ ra rằng nếu Việt Nam kiểm soát sản xuất tốt hơn và thiết lập mạng lưới phân phối hiệu quả hơn, cua có thể trở thành một mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, sau tôm và cá tra. Hiện Việt Nam xuất khẩu cua sang 42 thị trường, chủ yếu là EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và Canada.

Theo FIS
Admin

Cà Mau xây dựng chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho tôm sú

Bài trước

Ô nhiễm môi trường tại Cà Mau tăng lên mức đáng báo động

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư