Trung Quốc đã cam kết tăng mua cao su và gạo từ Thái Lan trong năm 2018; đồng thời, Thái Lan cũng đang hối thúc Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động thanh tra sản xuất tổ yến đỏ và gạo từ Thái Lan.

Thái Lan cũng yêu cầu Trung Quốc tăng tốc chứng nhận các hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) cho 3 sản phẩm bản địa Thái: gạo jasmine Thung Kula Rong Hai, bưởi đỏ Siam từ quận Pak Phanang của Nakhon Sri Thammarat, và quả me ngọt từ Phetchabun.

GI là biểu tượng độc nhất sử dụng để xác định một sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực nhất định của một nước, khu vực hoặc địa phương – mà chất lượng, uy tín và các đặc trưng khác đều gắn với địa điểm. Chứng nhận GI phản ánh các đặc trưng độc đáo và chất lượng của sản phẩm, qua đó thúc đẩy giá trị thị trường của các sản phẩm này tại các thị trường phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Chutima Bunyaphasara, người vừa có cuộc gặp với Gao Yan, người đồng cấp phía Trung Quốc, các nhà chức trách Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng mua cao su và gạo trong năm 2018.

Tháng 12/2015, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết các thỏa thuận mua gạo và cao su – một phần trong thỏa thuận phát triển đường sắt Thái Lan – Trung Quốc. Theo đó, Bộ Thương mại Thái Lan đã ký thỏa thuận bán 1 triệu tấn gạo cho Tập đoàn ngũ cốc, dầu và thực phẩm quốc gia Trung Quốc, tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Đồng thời, Cơ quan cao su Thái Lan cũng đã ký hợp đồng bán 200.000 tấn cao su cho Sinochem, tập đoàn đại diện cho chính phủ Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc chỉ nhập khẩu 40.000 tấn cao su và 400.000 tấn gạo theo thỏa thuận năm 2015.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số 1 của Thái Lan, với giá trị thương mại hai chiều là 65,8 tỷ USD trong năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, giá trị thương mại hai chiều Trung Quốc – Thái Lan đạt 67 tỷ USD, với các mặt hàng xuất khẩu chính từ Thái Lan bao gồm cao su, tấm nhựa, máy tính và các bộ phận máy tính, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, và tinh bột sắn.

Trong 11 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,674 tỷ USD cao su Thái Lan, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ cao su trị giá 2,65 tỷ USD, tăng 340% trong cùng kỳ so sánh. Giá trị nhập khẩu gạo đạt 639 triệu USD, tăng 15,8% trong cùng kỳ so sánh.

Bà Chutima cho biết các thỏa thuận chi tiết hơn sẽ được đưa ra tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Hợp tác Trung Quốc – Thái Lan về Thương mại, Đầu tư và Kinh tế, có thể diễn ra trong quý 1/2018 tại Bangkok. Bà Chutima cho hay cuộc họp hội đồng này sẽ đặt trọng tâm vào các mối quan hệ đối tác chiến lược, giữa Hành lang kinh tế đông Thái Lan và sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc, và giữa EEC và Pan Pearl River Delta (PPRD) và Greater Bay Area (GBA) của Trung Quốc.

PPRD liên quan đến hợp tác giữa 9 tỉnh Trung Quốc với Hong Kong và Macau; trong khi GBA là cơ chế của chính phủ Trung Quốc để kết nối các thành phố Hong Kong, Macau, Quảng Đông, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Trung Sơn, Đông Quan, Huệ Châu, Giang Môn và Triệu Khánh thành một trung tâm kinh tế và kinh doanh hội nhập.

Bà Chutima cho biết Thái Lan sẵn sàng đóng vai trò cửa ngõ để kết nối nền kinh tế Trung Quốc với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Theo Bangkok Post
Admin

Ba hiệp hội – hội sản xuất nông nghiệp Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký GI tại Nhật Bản

Bài trước

Ấn Độ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 5 loại vùng cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su