Toyota Motor, nổi tiếng với việc phát triển kaizen – cải thiện liên tục hiệu quả sản xuất, vốn đã làm thay đổi cách vận hành các nhà máy trên toàn cầu – hiện đang áp dụng các kỹ thuật này vào nông nghiệp Nhật Bản.

Toyota đang hỗ trợ để sắp xếp các máy móc thiết bị nông nghiệp vào một không gian làm việc hiệu quả, tinh giản cách nông dân thu hoạch mùa màng và quản lý mùa vụ. Sử dụng công cụ quản lý nông nghiệp đám mây, Toyota tư vấn cho nông dân cách sử dụng đất, nước hiệu quả nhất.

Tại One, một tập đoàn nông nghiệp đặt tại thành phố Kanazawa của Nhật Bản, Toyota khuyến nghị triển khai hệ thống thẻ thứ tự để giảm lỗi trong phân loại các củ sen thu hoạch để xuất bán.

Trước đây, người lao động phân loại theo hướng dẫn từ hiệu lệnh của một người giám sát, dựa trên các thứ tự bảng tính. Hiện họ đang làm việc theo các thẻ có chứa thông tin như người mua hàng, trọng lượng đơn hàng và kích cỡ. Giám đốc điều hành công ty Yoshitaka Miyano cho biết thực hành này giúp giảm mạnh lỗi do trục trặc trong hướng dẫn, tăng tốc công việc, qua đó giúp Miyano đưa ra nhiều ý tưởng mới. “Một ý tưởng chúng tôi đang xem xét là đưa các thẻ công thức chế biến vào trong hộp củ sen”.

Nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Ra mắt vào năm 2014, Hosaku Keikaku gồm hai phần chính – một hệ thống quản lý dữ liệu nông nghiệp đám mây và mọt dịch vụ tư vấn kaizen nhằm giảm tính kém hiệu quả trong các khía cạnh lao động tay chân của công việc đồng áng.

Mặc dù công nghệ thông tin để quản lý các quy trình làm nông đã có nhiều đặc tính ưu việt, chỉ mình công nghệ không thể chuyển đổi hoạt động nông nghiệp trở thành những nhà máy công nghiệp sản xuất suốt ngày đêm, xét đến nhiều công việc chân tay vẫn đòi hỏi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các chiến lược kaizen có thể cải thiện mạnh hiệu quả hoạt động và các nhân viên nhà máy Toyota ứng dụng kaizen đã chứng mình hiệu quả.

Miyano tại One nhớ một lưu ý đáng ngạc nhiên mà một nhà tư vấn từ Toyota từng đưa ra trong chuyến thăm đầu tiên tới trang trại của công ty vào năm 2016: “Người của ông không dọn dẹp các thứ, phải không?”

Sau đó, Miyano đã quyết tâm theo lời khuyên của nhà tư vấn. Các công cụ máy móc từng bị bỏ la liệt trên sàn nhà giờ đã được sắp xếp vào từng ngăn và theo tần suất sử dụng, giúp giảm thời gian từ thu hoạch tới xuất hàng thông qua giảm lãng phí thời giờ.

Một nhân viên công ty hiện đã có thể nghỉ 1,5 ngày/tuần, so với chỉ 1 ngày trước đây. Trong nông nghiệp, vốn phụ thuộc vào “ông trời”, tăng thời gian nghỉ ngơi là một vấn đề rất quan trọng trong dài hạn.

Tadashi Sezume, phó chủ tịch Uchiura Agri Service, một công ty nông nghiệp tại Nôt, Ishikawa Prefecture, cho biết ban đầu ông phản đối khi Toyota giới thiệu Hosaku Keikaku. “Họ làm tôi ấn tượng: cắt giảm chi phí là tất cả những gì họ muốn”. Công ty sản xuất gạo và nấm shiitake với diện tích 70ha lúa, lớn hơn nhiều so với diện tích trung bình của khu vực, mặc dù bao gồm cả các diện tích lúa trong điều kiện xấu. Nhưng các nhà tư vấn Toyota thậm chí không khuyên công ty từ bỏ các diện tích ruộng xấu, và làm việc với công ty theo các ý tưởng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động.

Sản xuất tăng 50%

Với sự hỗ trợ của Toyota, một hoạt động của Uchiura đã trở nên hiệu quả hơn rất nhiều là gom rơm thành từng bó. Nhà tư vấn Toyota đã tư vấn để duy trì thời gian thực hành chỉ trong vòng 3 – 4 phút và giống nhau ở mọi chu kỳ thực hành. Điều này đã giúp sản xuất mỗi ngày tăng 50%.

Nhờ những cải thiện dựa vào tư vấn của Toyota, công ty hiện có kế hoạch thưởng 2 lần cho công nhân mỗi năm.

Một đặc điểm của dịch vụ tư vấn của Toyota là cầm tay chỉ việc nhưng không can thiệp vào cách nông dân sản xuất. Cách tiếp cận của Toyota dựa trên niềm tin rằng việc làm nông tốt nhất là việc của nông dân chuyên nghiệp. Điều này trái ngược với các nhà tư vấn nông nghiệp khác, luôn nghĩ rằng họ biết nhiều hơn và tốt hơn nông dân, một giả định đã cho thấy nhiều sai lầm.

Housaku Keikaku được phát triển lần đầu tiên vào năm 2011, hợp tác với Nabehachi Nousan, một công ty nông nghiệp tại Yatomi, Aichi Prefecture – cũng chính là nơi Toyota đặt văn phòng.

Nabehachi Nousan  hiện đang quản lý nhiều khu vực sản xuất lúa lớn, có vận hành hệ thống quản lý nông nghiệp đám mây. Công tiếp cận hệ thống hàng ngày qua máy tính và điện thoại thông minh. Với mục tiêu tăng chất lượng gạo và cải thiện năng suất, công ty có kế hoạch phân tích xem cách tác động của các loại phân bón tới hương vị của cơm. “Khi mọi người nói với chúng tôi rằng cơm nấu từ gạo của chúng tôi ngon, đây là một động lực tinh thần rất lớn”, theo chủ tịch Nabehachi Kiharu Yagi phát biểu. “Lời khen này khiến mọi công việc đồng áng trở nên xứng đáng”.

Theo Nikkei Asia
Admin

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài trước

Giao đồ ăn dùng ứng dụng trực tuyến là xu hướng còn kéo dài

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ