Thịt

Về quy định đối với Ethoxyquin trong tôm tại các thị trường lớn

Năm 2012, chính phủ Nhật Bản bắt đầu từ chối tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam do một loại hóa chất tên là Ethoxyquin, một chất chống oxy hóa tổng hợp trong thức ăn thủy sản và nhiều ứng dụng khác:

Về báo cáo Ethoxyquin, Nitrofurans, and Chloramphenicol tháng 10/2012

Tháng 9/2012, FDA đã từ chối 148 lô hàng thủy sản nhập khẩu, 7 trong số đó (<5%) là các lô hàng tôm đông lạnh. 6 lô hàng tôm được xuất đi từ các nhà xuất khẩu tại Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, và Việt Nam, bị từ chối do Salmonella; 1 lô hàng tôm từ Bangladesh bị từ chối do dư lượng thuốc thú y và nitrofurans.

Đồng thời, cũng trong tháng 9/2012, Nhật Bản cũng từ chối 17 lô hàng tôm – chiếm hơn 18% tổng số lô hàng thực phẩm mà nước này từ chối trong cùng kỳ. Các lô hàng bị từ chối này đều từ Ấn Độ hoặc Việt Nam. 15/17 lô hàng bị từ chối do chứa ethoxyquin.  Tương tự, trong tháng 8/2012, Nhật Bản đã từ chối 11 lô hàng tôm từ Ấn Độ và Việt Nam do ethoxyquin. Báo giới lúc bấy giờ cho biết xuất khẩu tôm của Ấn Độ và Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm mạnh do hàng loạt lô hàng bị từ chối này. Thiếu đi một thị trường lớn, tôm sản xuất tại các Ấn Độ và Việt Nam buộc phải tìm kiếm các thị trường vẫn chấp nhận mức dư lượng ethoxyquin cao hơn, như EU và Mỹ.

Ethoxyquin là gì? Đây là một chất chống oxy hóa tổng hợp được bổ sung vào thức ăn thủy sản để dung hòa hàm lượng chất béo. Chất này cũng giúp thức ăn không bị nhanh ôi. Vì các lý do tương tự, ethoxyquin cũng được dùng như một chất bảo quản trong thức ăn chăn nuôi, các cây trồng cần ít nước, và hạt kê (một loại ngũ cốc sử dụng làm TACN). Ethoxyquin cũng được đăng ký như một loại thuốc BVTV sử dụng để chống lại quá trình bạc màu của lê sau thu hoạch.

Ethoxyquin được đưa vào danh sách “Everything Added to Food in the United States” (EAFUS) do Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng của FDA công bố, theo một chương trình có tên Đánh giá các phụ gia thực phẩm được ưu tiên (PAFA). Danh sách EAFUS bao gồm các nguyên liệu bổ sung trực tiếp vào thực phẩm mà FDA hoặc đã phê chuẩn làm phụ gia thực phẩm hoặc được xác nhận an toàn theo chứng nhận “Generally Recognized As Safe” (GRAS). Ethoxyquin không có trong danh sách GRAS nhưng có trong danh sách phụ gia thực phẩm được phê chuẩn của EPA.

Do đó, không giống các kháng sinh và thuốc diệt nấm bị cấm sử dụng trong nuôi thủy sản nước ngoài, ethoxyquin vốn là một hóa chất thường được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận. Các mô tả của EPA về ethoxyquin được dùng để bảo quản màu sắc trong sản xuất bột ớt, paprika và ớt xay. Mức cho phép đối với ethoxyquin ở cả Mỹ và EU do đó cao hơn nhiều so với mức cho phép tại Nhật Bản.

Lo ngại của Nhật Bản liên quan đến ethoxyquin trong tôm nhập khẩu cụ thể là đánh giá của chính phủ về phúc lợi của người Nhật. Các động thái trong nowcs của Nhật Bản sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Và khi sự xuất hiện của ethoxyquin se không thoát khỏi sự chú ý của cộng đồng tại Mỹ, xuất khẩu tôm từ Ấn Độ và Việt Nam sẽ tiếp tục đặt ra nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm về nhiều nguyên nhân khác.

Ví dụ, 2 lô hàng tôm khác đã bị từ chối tại Nhật Bản vào tháng 9/2012 do phát hiện thấy kháng sinh bị cấm. Cả hai lô hàng này đều từ các nhà xuất khẩu Việt Nam, cũng xuất khẩu sang Mỹ là CTCP Thủy sản Sóc Trăng và Tập đoàn chăn nuôi C.P Việt Nam. Sự tiếp diễn phát hiện ra kháng sinh cấm trong thủy sản Việt Nam ngày càng làm uy tín của Việt Nam đi xuống. Chỉ riêng trong tháng 9/2012, Canada đã bổ sung thêm 4 nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Danh sách kiểm tra bắt buộc đối với các hóa chất có hại. Lang Tram Seafoods (một nhà máy của Minh Hải), Công ty xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh, và Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Thuận Thiên nằm trong danh sách kiểm tra fluoroquinolones. Thuận Thiên cũng nằm trong danh sách đối với Gentian Violet. Tập đoàn Minh Phú bị đưa vào danh sách kiểm tra đối với cả fluoroquinolones và tetracycline.

Nhật Bản cũng đã từ chối một lô hàng tôm từ nhà xuất khẩu Ấn Độ Shiva Frozen Food Exports Private Limited vào tháng 8/2012 do nitrofurans. Canada cũng đưa ít nhất 3 nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ - West Coast Frozen Foods; Unitriveni Overseas; và Sai Marine Exports Private Limited – vào Danh sách kiểm tra bắt buộc trong năm 2012 do nitrofurans. Hơn nữa, Hệ thống cảnh báo nhanh của EU đối với thực phẩm và TACN (RASFF) cũng cho biết nitrofurans bị phát hiện trong 6 lô hàng tôm Ấn Độ tại 5 nước châu Âu khác nhau trong năm 2012.

Sử dụng kháng sinh rất phổ biến trong nuôi tôm tại Ấn Độ từ lâu đã được biết đến. Trong một nghiên cứu học thật công bố năm 2011, các nhà khoa học Ấn Độ báo cáo kết quả một khảo sát của khoảng 50 trang trại nuôi tôm nước ngọt tại Tây Bengal. Khảo sát kết luận 40% số trang trại sử dụng chloramphenicol, 10% sử dụng nitrofurans, 23% sử dụng oxytetracycline, và hơn 1/3 sử dụng malachite green. Báo cáo nhấn mạnh các nguy hiểm phát sinh do sử dụng chloramphenicol and nitrofurans:

Chất kháng sinh chloramphenicol (chủ yếu sử dụng trong nông nghiệp) và nitrofurans bị cấm trên toàn cầu trong sản xuất thực phẩm do các hiệu ứng phụ nghiêm trọng. Chloramphenicol có thể gây ra thiếu máu nghiêm trọng và nitrofurans được phân loại như các chất gây ung thư.

Trong một nghiên cứu học thuật khác của các nhà khoa học Ấn Độ, được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Hóa chất, Sinh học và Khoa học môi trường tháng 12/2011, ngăn ngừa bệnh tại cả trại sản xuất giống và trang trại nuôi tôm thương phẩm được nhấn mạnh. Các nhà khoa học Ấn Độ báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy 25/40 mẫu thử lấy từ các trang trại nuôi tôm có chloramphenicol, và chỉ có 2 mẫu trên các mức cho phép. Báo cáo còn cho rằng sử dụng kháng sinh là cần thiết về mặt kinh tế trong sản xuất tôm giống. Trong tất cả các mẫu thử, 70% mẫu tôm giống dễ phản ứng trước kháng sinh hơn do thực tế là chúng miễn dịch ít hơn và ít bị ảnh hưởng hơn trong giai đoạn tôm bột. Tất cả tôm he trong các trại ấp và trại nuôi gặp vấn đề với vi khuẩn đều tác động đến sản xuất. Xử lý kháng sinh để kiểm soát vấn đề dịch bệnh đã được thực hiện tại các trại ấp để tạo ra năng suất cao hơn.

Việc sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi thủy sản tại Ấn Độ rất phổ biến đến nỗi FDA gần như mặc định tìm thấy kháng sinh cấm trong các lô hàng từ Ấn Độ. Tháng 8/2012, FDA đã từ chối một lô hàng tôm sú từ Suryamitra Exim Pvt. Limited, nhà xuất khẩu Ấn Độ nằm trong danh sách kiểm tra nitrofurans.  Tuy nhiên, bất chấp các bằng chứng rõ ràng về vấn đề này, không nhà xuấ khẩu Ấn Độ nào nằm trong danh sách cảnh báo nhập khẩu đối với các loại thuốc không được phép (16-124) và chỉ 1 nhà xuất khẩu Ấn Độ nằm trong danh sách cảnh báo nhập khẩu cụ thể đối với nitrofurans (16-129) của FDA.

Hàng loạt các lô hàng tôm Ấn Độ và Việt Nam chứa ethoxyquin bị từ chối tại Nhật Bản chuyển hướng sang Mỹ không phải là tin vui cho ngành tôm Mỹ về giá, nhưng cũng không có vẻ sẽ không thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ.

Tháng 10/2012, chính phủ Ấn Độ lên tiếng quan ngại về các động thái của Nhật Bản ai Ủy ban SPS của WTO, cho rằng mức dư lượng tối đa 0,01 phần/ppm đối với Ethoxyquin trên tôm mà không có căn cứ khoa học. Phản ứng lại trước hành động của phía Ấn Độ, chính phủ Nhật Bản giải thích rằng đã tiến hành một phân tích rủi ro đối với Ethoxyquin trong tôm và rằng mức 0,01 là tối ưu theo phân tích rủi ro.

Tháng 3/2013, Ấn Độ đưa vấn đề này ra Ủy ban SPS của WTO lần thứ 2, báo cáo rằng Nhật Bản áp dụng không đồng nhất khi áp mức độ cho phép 1ppm đối với cá, bao gồm cá hồi, lươn, và cá ngừ, trong khi áp dụng mức cho phép 0,01 đối với tôm. Chính phủ Nhật Bản giải thích rằng “có những lo ngại rằng Ethoxyquin là chất gây ung thư” và hiện “đang tiến hành các nghiên cứu bổ sung để thu thập dữ liệu về tính gây ung thư của chất này”. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiến hành gửi đơn thư liên quan đến cách tiếp cận của Nhật Bản về vấn đề này vào tháng 6/2013. Chính phủ Nhật Bản phản ứng lại bằng báo cáo: “nhiều báo cáo từ các nhà chức trách Nhật Bản cũng như Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu, đã dấy lên lo ngại về khả năng gây ung thư của Ethoxyquin”.

Tháng 10/2013, Ấn Độ, thông qua Ủy ban SPS của WTO, yêu cầu Nhật Bản quy định mức cho phép đối với Ethoxyquin trong tôm dựa trên các đánh giá sơ bộ của chính phủ Nhật Bản. Nhật Bản trả lời rằng đã chuẩn bị một báo cáo đánh giá sơ bộ và dựa trên báo cáo này, sẽ triển khai mức cho phép 0,2ppm đối với Ethoxyquin trong tôm – mức cao hơn rất nhiều so với mức cho phép 0,01 áp dụng trước đó đối với tôm, nhưng thấp hơn 5 lần so với mức cho phép 1ppm áp dụng đối với cá.

Sau đề xuất thay đổi này của chính phủ Nhật Bản, Ấn Độ báo cáo lên Ủy ban SPS của WTO vào tháng 10/2014 rằng vấn đề đã được giải quyết.

Trong hàng loạt các động thái qua lại giữa Ấn Độ và Nhật Bản tại WTO, Nhật Bản liên tục tham chiếu tới các lo ngại tương tự của EU liên quan đến Ethoxyquin. Tháng 11/2015, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) công bố quan điểm khoa học giải thích rằng bản thân Ethoxyquin không phải là một chất gây ung thư,  p-Phenetidine – một tạp chất của phụ gia Ethoxyquin – có khả năng biến đổi gen và các nhà chức trách không thể kết luận về bất cứ mức an toàn nào của ethoxyquin trong TACN cho động vật”. Hơn nữa, quan điểm khoa học của EFSA cho rằng ước tính về các trường hợp gặp nguy hiểm ở người liên quan đến ethoxyquin trong các sản phẩm thịt không tạo ra chênh lệch dữ liệu đáng kể”.

Sau công bố quan điểm khoa học của EFSA, các báo cáo mới chỉ ra một áp lực lớn lên EU về cấm sử dụng ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Ngày 7/7/2017, Ủy ban châu Âu công bố triển khai quy định hoãn cho phép ethoxyquin làm phụ gia thức ăn đối với tất cả các vật nuôi trong mọi nhóm vật nuôi. Mặc dù hoãn cho phép ethoxyquin, EU giải thích rằng cần tiếp tục đánh giá dữ liệu liên quan đến “tính an toàn trong sử dụng và hiệu lực” của Ethoxyquin. Đồng thời, “do tăng sử dụng phụ gia ethoxyquin có thể gây ra rủi ro đối với con người, vật nuôi và môi trường, phụ gia và thức ăn chăn nuôi chứa ethoxyquin sẽ bị rút ra khỏi thị trường càng sớm càng tốt”.

Điều này nghĩa là hiện này: (i) Nhật Bản kiểm tra và từ chối bất cứ lô hàng nhập khẩu nào có chứa hơn 0,2ppm đối với ethoxyquin và (ii) EU dỡ bỏ việc cho phép sử dụng ethoxyquin trong bất cứ loại thức ăn chăn nuôi nào, bao gồm thức ăn cho thủy sản. Theo đó, cách EU xử lý tôm chứa ethoxyquin nhập khẩu vào EU vẫn chưa ro ràng, nhưng rõ ràng làm EU đang hành động theo hướng tăng lo ngại về sử dụng ethoxyquin quá phổ biến như hiện nay.

Những lo ngại của chính phủ Nhật Bản và EU liên quan đến tính an toàn của Ethoxyquin có vể không được chính phủ Mỹ chia sẻ quan điểm, Báo cáo công bố hồi tháng 9/2015 từ Trung tâm An toàn thực phẩm Mỹ khẳng định rằng FDA từ lâu đã xác nhận tính độc hại của ethoxyquin. Tuy nhiên, trung tâm này dẫn chứng rằng trong khi FDA bày tỏ lo ngại về tính an toàn của allege, đến nay vẫn chưa có hành động cụ thể nào để đánh giá lại hoặc hạn chế sử dụng các phụ gia như vậy.

Hiện Ethoxyquin, một chất chống oxy hóa trong thức ăn cho tôm, tiếp tục là thành phần không thể thiếu trong sản xuất tôm tại các nước. Không tuân thủ các quy định liên quan đến Ethoxyquin tại Nhật Bản và EU, sau khi hai nước này thắt chặt kiểm tra kháng sinh có hại trong tôm Ấn Độ từ tháng 10/2016 – một lượng lớn tôm đã chuyển hướng sang thị trường Mỹ trong năm 2017.

Mỹ tiếp tục sử dụng công cụ phá giá đối với tôm nhiễm bẩn sản xuất tại các nước khác, vốn là công cụ không cần thiết và không hợp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, việc thu hút luồng tôm giá rẻ nhập khẩu cũng tác động tiêu cực tới ngành tôm Mỹ.

Theo Shrimp Alliance
Admin

Phát hiện quá nhiều phụ gia hóa học trong tôm thẻ chân trắng Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt