0

Nước sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới Brazil sẽ bắt đầu tích trữ thực phẩm thiết yếu, theo một cơ quan chính phủ cho biết, khi chính quyền cánh tả của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva thực hiện tốt lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm ngoái về kiềm chế lạm phát thực phẩm.

Để tăng công suất bảo quản công, cơ quan thống kê và quản lý nguồn cung thực phẩm Conab thông báo tăng 34% phí sẽ trả cho các nhà khai thác kho được chính phủ công nhận, lần tăng đầu tiên trong 6 năm qua. Chính sách này đánh dấu sự đảo ngược với quan điểm của chính phủ tiền nhiệm, vốn chưa bao giờ lựa chọn tích trữ thực phẩm. “Chúng ta sẽ quay trở lại triển khai chính sách dự trữ công – một chính sách cần thiết để chống lại lạm phát thực phẩm”, theo chủ tịch Conab Edegar Pretto phát biểu. “Chúng ta cần mở rộng mạng lưới chứng nhận của Conab”.

Conab cho biết chính sách mới này, bao gồm phân bổ ngân sách, cơ chế thu mua thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu liên quan sẽ được Bộ Nông nghiệp thông báo sau. Ông Pretto cho biết các nhà kho thuộc sở hữu của Conab, cũng như những nhà kho được bên thứ 3 chứng nhận, cũng sẽ tham gia vào quá trình triển khai chính sách mới này. Chính sách mới đưa ra vào thời điểm nhiều nước lo ngại về tác động của chi phí thực phẩm cao lên đời sống người tiêu dùng.

Tại Pháp, chính phủ tuyên bố 75 công ty thực phẩm đã cam kết cắt giảm giá của hàng trăm sản phẩm. Tại Anh, chính phủ triển khai kế hoạch yêu cầu các siêu thị áp trần giá tự nguyện lên hàng hóa cơ bản sau khi các nhà bán lẻ phản ứng dữ dội về chính sách giá trần cứng. Nhìn chung, tích trữ thực phẩm đang ngày càng phổ biến tại các quốc gia có sản xuất thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu.

Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu lớn hàng loạt mặt hàng: đậu tương, ngô, cà phê, đường, thịt gà và thịt bò, nhưng đang gánh chịu thâm hụt tồn kho nghiêm trọng. Sản lượng ngũ cốc vụ hè năm 2023 của Brazil vượt quá khả năng bảo quản trong 20 năm tới. Trong lịch sử, chính phủ mua các loại ngũ cốc như ngô khi giá đạt đến một ngưỡng tối thiểu nhất định.

Theo Reuters

Admin

Việt Nam xuất khẩu hơn 6,1 triệu tấn gạo trong 8 tháng; Nhập khẩu gạo của Philippines đạt 2,72 triệu tấn vào cuối tháng 8 khi giá gạo toàn cầu tăng; Indonesia muốn nhập khẩu thêm 900.000 tấn gạo cho đến cuối năm

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ có thể nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường trong bối cảnh thặng dư

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách