Phân bón

Thái Lan khôi phục dự ái khai thác mỏ kali để giảm giá phân bón

0

Đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu do cuộc chiến Ukraine, Thái Lan – nước sản xuất thực phẩm và nông sản lớn tại Đông Nam Á, đã quyết định tái khởi động dự án khai thác mỏ kali đã nằm im hàng thập kỷ qua. Dự án trị giá 1,8 tỷ USD nhằm giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt phân bón hóa chất và hạ giá phân bón trên thị trường nội địa.

“Chính phủ đã phê duyệt dự án khai thác kali và giao cho Bộ Tài chính thanh toán cho lượng cổ phiếu phổ thông để nắm giữ 20% cổ phần trong dự án”, theo phó người phát ngôn chính phủ Ratchada Thanadirek cho hay. Tổ chức chịu trách nhiệm triển khai dự án trước đó là ASEAN Potash Chaiyaphum Public Co., có kế hoạch vận hành mỏ khai thác kali tại Chaiyaphum, cách Bangkok 367km. “Kali sản xuất nội địa sẽ giúp giảm giá phân bón và chi phí sản xuất của nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm”, bà Ratchada bình luận.

Theo Hiệp hội các nhà phân phối nông sản và phân bón Thái Lan, giá phân bón vô cơ tại Thái Lan đang dao động quanh ngưỡng 1.200 USD/tấn, bao gồm chi phí vận chuyển, so với mức giá chỉ 400 USD/tấn hồi trước cuộc chiến Nga – Ukraine, chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng. Giá phân kali tăng là một trong những nguyên nhân khiến giá phân bón tăng, kéo theo chi phí đầu vào của nông dân sản xuất gạo, cao su, đường và nhiều nông sản khác tăng theo.

TRC Construction, công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan, sẽ là cổ đông lớn nhất trong dự án này, chiếm 25,13% cổ phần. Một số doanh nghiệp đã niêm yết bày tỏ mong muốn mua cổ phần trong dự án này, bao gồm Energy Absolute, một nhà sản xuất năng lượng tái tạo, do kali có thể làm nguyên liệu thô cho hoạt động sản xuất pin natri-ion cho xe điện của công ty này.

Thái Lan hiện phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu kali, với mức nhập khẩu khoảng 700.000 tấn hàng năm, trị giá khoảng 10 tỷ baht, tương đương 293,3 triệu USD). Canada, Belarus, Israel và Nga là các nhà cung cấp chính. Kali – hay kali clorua – là thành phần chính trong phân bón. Theo dữ liệu Ngân hàng Thế giới, giá kali trên thị trường thế giới dao động khoảng 560 USD/tấn hồi tháng 2 vừa qua, cao gấp 2,5 lần so với tháng 1/2022, trước khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Các xu hướng giá tương tự đối với các đầu vào phân bón khác, như đạm, DAP và TSP.

Dự án khai thác kali của Thái Lan triển khai từ năm 1989, khi ASEAN Potash Chaiyaphum Public Co và Bộ Công nghiệp Thái Lan phát hiện 6.400ha tại tỉnh Chaiyaphum chứa đá khoáng với trữ lượng tiềm năng 1,3 tấn kali hàng năm. Công ty được thành lập như một phần của dự án từ các thành viên của ASEAN để giảm nhập khẩu kali từ phương Tây và giúp phát triển ngành phân bón trong khu vực. Tuy nhiên, giá phân bón thấp vào thời điểm đó, cùng với khoản đầu tư khổng lồ dẫn tới lượi nhuận âm và dự án rơi vào tình trạng đóng băng. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và sụp đổ thanh khoản khắp khu vực càng gây áp lực tiêu cực lên tính khả thi của dự án. Nhưng nay mọi thứ đã thay đổi.

Do sản xuất kali của công ty được kỳ vọng vượt nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Thái Lan, bà Ratchada cho rằng sự hồi sinh của dự án khai thác kali “có thể giúp tăng thu nhập nhờ xuất khẩu phân kali sang các nước ASEAN láng giềng”. Các nhà chức trách cấp cao của chính phủ cho biết chính phủ các nước ASEAN khác, bao gồm Malaysia, phụ thuộc nặng nề vào phân bón nhập khẩu từ các nhà sản xuất xa xôi, cũng quan tâm tới tham gia vào dự án này. Sau khi Bộ Tài chính Thái Lan chi trả đợt đầu mua cổ phiếu phổ thông trị giá 90 triệu baht, trong quý 1/2023, việc sắp xếp lượng cổ phần còn lại dự kiến hoàn tất vào quý 2/22023. Bà Ratchada cho biết hoạt động khai thác dự kiến bắt đầu vận hành thương mại từ năm 2026, do dự án cần một vài năm để đảm bảo các khoản vay và hoàn tất xây dựng.

Theo Asian Nikkei 

Admin

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài trước

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón