0

Đối mặt với tình hình xuất khẩu khó khăn ngày càng nghiềm trọng, các hiệp hội gỗ trong nước đang liên kết để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thương mại.

Tăng trưởng yếu

Thị trường bất động sản toàn cầu suy yếu, kéo theo ngành gỗ gánh chịu tình trạng suy giảm số lượng đơn hàng cả trên thị trường nội địa và quốc tế. Theo ông Nguyễn Liêm, chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương, để sống sót, nhiều doanh nghiệp phải xoay xở hoạt động mà không có lợi nhuận, hy vọng vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, thách thức không dừng lại ở đó khi thế giới đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các vật liệu khác trong xây dựng, trang trí nội thất và đồ gia dụng, như mây tre đan, nhựa và đá. Do đó, ngay cả khi thị trường bất động sản phục hồi thì ngành gỗ cũng khó hồi phục mạnh mẽ.

Đồng thời, xúc tiến thương mại ngành gỗ Việt Nam yếu hơn các nước khác trong khu vực. Trong nhiều năm, khách hàng thường ghé thăm và tìm hiểu về các sản phẩm gỗ tại các hội chợ thương mại tại Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Singapore trước khi tới Việt Nam. Do đó, các đơn hàng lớn thường bị các doanh nghiệp tại các nước trên lấy trước, chỉ còn lại các đơn hàng giá trị thấp cho Việt Nam. Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho biết trong năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 16,928 tỷ USD. Tuy nhiên dự báo giá trị xuất khẩu gỗ năm 2023 sẽ không cao như những năm trước đó.

Không chỉ đối mặt nhiều khó khăn do giảm đơn hàng, nhiều công ty ngành gỗ cũng đối mặt với khó khăn trong vay vốn để đầu tư sản xuất. Phần lớn các công ty không thể tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% của chính phủ. Ngay cả những công ty có thể tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất bằng VNĐ thì phần lớn các hợp đồng xuất khẩu vẫn tiến hành bằng đồng USD và không có mấy tác động. Trong thời gian gần đây, biến động tỷ giá VNĐ và USD tác động tiêu cực tới hoạt động của các công ty nói chung và ngành gỗ nói riêng.

Liên kết cả về sản xuất và thương mại

Theo ông Đỗ Xuân Lập, ngành gỗ Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về quy mô, có lợi thế lớn trong tiếp cận nhiều thị trường. Tuy nhiên, quy mô của mỗi công ty vẫn nhỏ, với các chiến lược phát triển không bền vững. Hiện nhiều công ty gỗ Việt Nam chỉ tập trung vào chế biến và nhận đơn hàng qua nhiều trung gian khác nhau, dẫn tới lợi nhuận thấp; và nghiên cứu phát triển thị trường vẫn chưa được quan tâm. “Trong tương lai, ngành gỗ Việt Nam không thể chỉ phụ thuộc vào sản xuất mà phải tham gai vào gia tăng giá trị và thích ứng với các xu hướng thị trường”, ông Đỗ Xuân Lập phát biểu.

Tương tự, ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết từ tháng 3, nhiều nước sẽ tổ chức các triển lãm và hội chợ các sản phẩm từ gỗ. Đây là cơ hội cho các công ty gỗ Việt Nam tìm kiếm đơn hàng từ các nước châu Âu, Mỹ và một số nước khác. Theo HAWA, ngành chế biến gỗ Việt Nam nhằm đạt giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD đến năm 2025. Để đạt mục tiêu này, bắt đầu từ năm 2023, HAWA sẽ triển khai hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương maii ngành gỗ. Cùng với HAWA, VIFOREST, và các hiệp hội nội thất gỗ của thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Định cũng sẽ phối hợp để tổ chức triển lãm về các sản phẩm gỗ và nội thất gỗ xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. “Từ nay, các hoạt động xúc tiến thương mại của 5 hiệp hội sẽ không còn lẻ tẻ mà sẽ thống nhất để mang tới sức mạnh chung. Việt Nam sẽ tổ chức một triển lãm khác vào tháng 10/2023 để gom đơn xuất khẩu cho đầu năm 2024”, ông Đỗ Xuân Lập cho biết thêm.

Theo đại diện HAWA, thông qua hội chợ thương mại tổ chức bởi các hiệp hội gỗ nội địa liên kết với nhau để mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thương mại vào cuối tháng 2, một số công ty Việt Nam đã đạt thỏa thuận với những người mua trực tiếp từ Mỹ. Đây có thể là bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu Việt Nam. Các công ty này hiện đang được các hiệp hội hỗ trợ để đạt thêm nhiều thỏa thuận, có thêm đơn hàng.

Không đứng ngoài các nỗ lực chung, ông Lê Hoàng Tài, cục phó Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương, cho biết trong thời gian tới, cơ quan này sẽ thường xuyên điều phối các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như hội nghị xúc tiến thương mại hàng tháng để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường, các chính sách thương mại của các nước để chuẩn bị các kế hoạch xuất khẩu và có các chiến lược tiếp cận thị trường.

Từ thực tế thương mại, lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại cũng thừa nhận các thị trường ngách, đặc biệt là các thị trường Trung Đông, đang phát triển mạnh do những người trẻ tại các nước này muốn chuyển sang phong cách trẻ trung hơn. Do đó, các doanh nghiệp nên tập trung khai thác các thị trường này. Tuy nhiên, họ cũng không nên lơ là thị trường nội địa, cũng đang phát triển trong thời gian tới.

Theo VIFOREST, tháng 4/2023, các đại diện của các hiệp hội hỗ sẽ tới Ý để khảo sát thị trường và xây dựng một nhà triển lãm trưng bày các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Nhà triển lãm này được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Tháng 10/2023, các hiệp hội sẽ thuê một gian trưng bày các sản phẩm gỗ Việt trong triển lãm nội thất tổ chức tại Mỹ. Quầy của Việt Nam sẽ trưng bày các sản phẩm nổi bật, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao.

Theo SGGP

Admin

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ