0

Việt Nam đang nỗ lực hết sức để thoát khỏi thẻ vàng của EU – một biện pháp cảnh báo thương mại lần đầu áp dụng vào tháng 10/2017, khi Ủy ban châu Âu phán quyết rằng Việt Nam đã không đủ quyết liệt trong chống lại khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không có quy định (IUU). EU hiện đang quá trình tiến hành rà soát các chính sách liên quan tới thủy sản của việt Nam để quyết định liệu có thể rút thẻ vàng và nối lại các mối quan hệ thương mại thông thường, hay duy trì thẻ vàng, hoặc ban hành thẻ đỏ cấm tất cả hoạt động nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU.

Các thanh tra từ Ủy ban châu Âu đã tới Việt Nam vào tháng 10/2022, và Tổng cục các vấn đề biển và thủy sản EC (MARE), trưởng đơn vị chính sách thủy sản IUU Roberto Cesari cho biết nhóm của ông sẽ quay trở lại trong vòng 6 tháng tới để có đợt kiểm tra tiếp theo. Sau khi báo cáo đánh giá của EC được công bố, Việt Nam sẽ có 6 tháng để áp dụng các khuyến nghị trong báo cáo, theo Tổng cục thủy sản Việt Nam. Trong những đợt rà soát trước, EC thừa nhận những cải thiện lớn mà các nhà chức trách Việt Nam đã triển khai để xử lý khai thác thủy sản IUU. Tuy nhiên, cơ quan này cũng chỉ ra những thiếu sót trong hệ thống đăng ký tàu khai thác cá của Việt Nam, kiểm soát cấp phép khai thác và triển khai hệ thống giám sát tàu. EC cho biết Vietj Nam phải triển khai một cơ chế xác định heienj quả thủy sản khai thác tự nhiên nhập khẩu vào nước này qua các tàu container, cảnh báo việc thiếu kiểm soát nhập khẩu hiệu quả đang khiến các nguồn nguyên liệu thô nội địa và nhập khẩu bị trộn lẫn trước khi chế biến và xuất khẩu sang EU.

Việt Nam vẫn chưa thể hạn chế đánh bắt bất hợp pháp mà các ngư dân Việt Nam đã cam kết tại các khu vực đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Năm 2022, 104 tàu cá và 919 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ khi khai thác thủy sản phi pháp ở ước ngoài. Các vi phạm này sẽ gây hại cho các nỗ lực của Việt Nam trong dỡ bỏ thẻ vàng, theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, và đi ngược lại với các tuyên bố mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra vào tháng 9/2021 yêu cầu chấm dứt tình trạng khai thác IUU tại Việt Nam.

Trong hội nghị ngày 1/12 về khai thác thủy sản IUU với các lãnh đạo các tỉnh ven biển, các bộ ngành chính phủ, thủ tướng Chính đã một lần nữa kêu gọi toàn bộ hoạt động khai thác thủy sản IUU. Ông đã yêu cầu chính thức đối với Bộ Nông nghiệp về xây dựng kế hoạch hành động trong vòng 180 ngày để xác định rõ ràng trách nhiệm của chính quyền trung ương, các bộ, các cơ quan chính phủ, các tỉnh thành phố, quận huyện, xã phường và ngành khai thác thủy sản trong xóa bỏ khai thác thủy sản IUU. Sau những yêu cầu từ thủ tướng, phó bộ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết trong hội nghị rằng để thực thi thành công kế hoạch hành động mà bộ đề ra, cần có sự hợp tác giữa nhiều bên khác nhau, như hải quan, bảo vệ bờ biển, biên phòng với mục tiêu chấm dứt bất cứ môi liên hệ nào với khai thác thủy sản trái phép tước ngày 31/3/2023. Ông Tiến cho biết Bộ Nông nghiệp đã thành lập tổ công tác liên ngành giám sát việc thực hiện quy hoạch trên toàn quốc và giao chính quyền địa phương giám sát các hoạt động của các tàu khai thác thủy sản từ các vùng họ chịu trách nhiệm, đồng thời chịu trách nhiệm nếu bất cứ tàu khai thác nào xuất xứ từ địa phương đó bị phát hiện vi phạm tại vùng biển của các nước khác, ông Tiến nhấn mạnh.

Ngoài ra, thủ tướng cũng đang triển khai các biện pháp ngoại giao để vận động dỡ bỏ thẻ vàng. Trong chuyến thăm châu Âu từ ngày 9-15/12/2022, để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN – EU và thăm Luxembourg,Hà Lan, Bỉ, ông Chính liên tục đề xuất các nhà chức trách EU hỗ trợ dỡ bỏ thẻ vàng, theo công bố thông tin từ phía chính phủ Việt Nam.

Nếu EU ban hành thẻ vàng thì có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, theo báo cáo năm 2021 của VASEP và World Bank. Báo cáo có tên “A Trade-Based Analysis of the Economic Impact of Non-Compliance with Illegal, Unreported and Unregulated Fishing: The Case of Vietnam,” ước tính Việt Nam sẽ mất 387 triệu USD hàng năm doanh thu xuất khẩu thủy sản khai thác, bao gồm cá ngừ, mực ống và bạch tuộc, và 93 triệu USD từ thiệt hại doanh thu xuất khẩu thủy sản nuôi trồng chịu tác động gián tiếp từ lệnh cấm của EC. Sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam có thể giảm khoảng 30% trong 2 – 3 năm nếu lệnh cấm được ban hành.

Bên cạnh châu Âu, Việt Nam bị buộc phải có biện pháp trước yêu cầu của Nhật Bản, vốn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, về việc các công ty Việt Nam phải bắt đầu cung cấp chứng nhận khai thác đối với 4 loại thủy sản biển từ ngày 1/12/2022. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 loại thủy sản khai thác này bao gồm mực ống và mực nang, cá thu đao Thái Bình Dương, cá thu và cá mòi, được coi là có rủi ro cao bị khai thác IUU.

Theo Seafood Source

Admin

Chính phủ thắt chặt kiểm soát tàu thuyền để chống khai thác IUU

Bài trước

Tôm Việt Nam - cửa ngõ vào thị trường EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản