0

Quyết định nới lỏng các hạn chế di chuyển và yêu cầu xét nghiệm âm tính của chính phủ Trung Quốc có thể dẫn tới những hệ quả khó lường cho ngành gia công thủy sản Trung Quốc.

Các công ty thủy sản vận chuyển nguyên liệu tới Trung Quốc để gia công đối mặt bất ổn trong những tháng tới khi nước này đối mặt làn sóng số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt. Các quyết định nới lỏng hạn chế di chuyển và yêu cầu xét nghiệm âm tính tháng vừa qua sau khi nước này diễn ra làn sóng biểu tình bắt nguồn từ sự bất mãn âm ỉ khi nước này thi hành chính sách zero-COVID kéo dài tới gần 3 năm.

Tập san do Freightos phát hành – một nền tảng trực tuyến cho đặt chỗ vận chuyển quốc tế, nhấn mạnh rằng việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 gần đây tại Trung Quốc dẫn tới suy giảm nguồn lao động và tình trạng chậm trễ ngày càng tăng tại một số khu vực xử lý hàng chính, phần nào do thời tiết khắc nghiệt. Thực tế này được xác nhận bởi tổng giám đốc nhà cung cấp thủy sản lớn có trụ sở tại Thái Lan là Siam Canadian tại Trung Quốc Landy Chow. “Văn phòng điều hành của tôi có 13 người thì 7 người đã nhiễm COVID-19”, Chow cho hay. Có thể đáng lo ngại hơn là các chủ doanh nghiệp đang cân nhắc chỉ mở cửa các nhà máy chế biến thủy sản sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Ban đầu, nhiều nhà máy có kế hoạch mở cửa trở lại vào ngày 7/2. Tuy nhiên, hiện có những thảo luận cho rằng các công ty sẽ hoãn 2- 3 tuần so với lịch trình trên. “Họ lo ngại khi tất cả công nhân quay trở lại các nhà máy, phần lớn có thể nhiễm bệnh và rồi họ lại phải đóng cửa sản xuất”, Chow cho hay. Tình hình này phản ánh chính xác những gì đã từng xảy ra trong đại dịch toàn cầu này. Do việc kiểm tra COVID-19 nghiêm ngặt hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc, việc nhập bột cá, thủy sản và nhiều sản phẩm khác vào và qua hệ thống cảng của Trung Quốc trở nên cực kỳ khó khăn và trong vài trường hợp là cơn ác mộng hậu đại dịch khởi phát từ đầu năm 2020.

Gần đây, các nhà máy chế biến thủy sản tại Zuanghe, khu vực chế biến thủy sản chính của Đại Liên, hứng chịu nhiều tháng đóng cửa kéo dài sau khi bắt đầu phải đóng cửa hoạt động vào tháng 11/2021. Sau các đợt đóng cửa vào tháng 4 và tháng 5/2022 tại cảng Thượng Hải, tình hình cải thiện trở lại. Joe Rosenberg, đồng chủ tịch công ty chuyên về tôm Censea, cho biết diễn biến hiện nay có vẻ có nhiều tương đồng. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu COVID gây ra tình trạng gián đoạn lao động như từng xảy ra tại Mỹ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022”, ông nhận xét. “Tết Nguyên đán Trung Quốc khiến hoạt động kinh doanh phải đóng cửa trong nửa cuối tháng 1, cũng là một yếu tố khiến nhiều nhà xuất khẩu cố gắng giao hàng trước kỳ nghỉ lễ”.

Các nhà xuất khẩu tôm Ecuador và Ấn Độ gánh chịu thiệt hại trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, với những lô hàng bị phát hiện có dấu vết của virus trên bao bì và các container sau đó bị mắc kẹt tại các cảng bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Jose Antonio Camposano, chủ tịch của tổ chức đại diện cho các nhà xuất khẩu tôm Ecuador Camara Nacional de Aquacultura (CNA), cho biết cho tới nay ngành tôm Ecuador đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Một nhà nhập khẩu tôm Ấn Độ tại Mỹ cho hay việc nới lỏng các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đã đưa một số quy trình thủ tục quay trở lại bình thường. Cho tới nay chưa có thêm trục trặc hay chậm trễ nào xảy ra. “Chúng tôi chưa ghi nhận vấn đề nào, ít nhất là về phía nhập khẩu tôm”, nhà nhập khẩu này cho hay. “Tuy nhiên, giá và nhu cầu thấp và dự báo sẽ cải thiện trong những tuần sắp tới”.

Có khoảng 20 – 30% số nhà máy chế biến cá thịt trắng Trung Quốc có thể sẽ phải rời bỏ ngành trong 5 năm tới do ngành này liên tục chật vật đối phó với các đợt phong tỏa vì COVID-19, giảm nguyên liệu thô và chi phí tăng, theo Jerry Chang, nhà chế biến cá thịt trắng lớn tại Thanh Đảo, Trung Quốc dự báo hồi năm ngoái. Tại khu vực sản xuất chính của Đại Liên là Zhuanghe, ông Chang cho hy từng có hơn 100 nhà máy, nay chỉ còn 85 nhà máy. Trung Quốc đã tăng cường xử lý số ca COVID-19 tăng vọt sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng lo ngại và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng Trung Quốc đang báo cáo số ca chết thấp hơn thực tế.

Theo Intrafish

Admin

Ngành công nghiệp tôm Bangladesh đang lao dốc, một số công ty nỗ lực cưỡng cơn sóng dữ

Bài trước

Tôm hùm Việt Nam giành lại vị thế tại Trung Quốc; xuất khẩu thủy sản bùng nổ vào cuối năm bất chấp nhiều trở ngại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản