Dữ liệu giá gần đây cho thấy nhu cầu thủy sản của Trung Quốc vẫn yếu. Giá thủy sản trung bình tăng 2,8% trong tháng 9/2022 so với cùng kỳ năm 2021, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Mức tăng này cùng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng nói chung nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng chung của lạm phát giá thực phẩm, ở mức 8,8%, chủ yếu do giá thịt lợn và giá rau tăng mạnh.
Chỉ số CPI của Trung Quốc tăng 2% trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát tại các nền kinh tế lớn khác. Trung Quốc đang vật lộn với những biến động kinh tế tiêu cực trong khi vẫn thực thi chính sách zero-COVID, giải quyết tình trạng suy thoái thị trường bật động sản – vốn trước đây luôn là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Jack Yuan, giám đốc điều hành WhatFresh tại Hong Kong, một nhà nhập khẩu thủy sản và thực phẩm tươi, cho biết năm 2022 là “một năm khó khăn hơn so với những năm trước”. Tình trạng bất ổn về logistics, một phần do các biện pháp kiểm soát COVID-19 khắt khe, đang “xát muối vào vết thương”, ông Yuan cho biết. “Tiêu dùng thủy sản tại Trung Quốc đang giảm”, ông trả lời phỏng vấn Seafood Source. “Nhu cầu yếu chủ yếu do các đợt phỏng tỏa ngừa COVID-19 kéo dài và nền kinh tế yếu đi. Hy vọng là hệ thống chính trị tại Trung Quốc sẽ bình ổn đầu tiên, sau đó chính phủ sẽ tập trung vào cách giải quyết COVID-19 và hỗ trợ tăng trưởng. Tôi hy vọng năm 2023 sẽ là năm tốt đẹp hơn”.
Về chế biến cho xuất khẩu, bà Sara Shi, trưởng bộ phận kinh doanh xuất khẩu tại Dalian Rich Enterprise Co., cho biết doanh nghiệp của bà ghi nhận nhu cầu giảm tại châu Âu trong thời điểm chi phí đầu vào tăng. “Thị trường EU không diễn biến tốt do lạm phát và đồng tiền yếu. Chúng tôi không biết khi nào thị trường này có thể phục hồi”. “Thị trường Mỹ hiện đã ổn nhưng không tốt như năm bình thường”, bà Shi cho biết. “Giá nguyên liệu thô như cá thịt trắng quá cao và các nhà nhập khẩu tại Mỹ đang thận trọng do chi phí cao”. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản đóng hộp mà công ty tung ra trong năm 2021 vào thị trường bán lẻ Mỹ đang tiêu thụ tốt, chủ yếu tập trung vào các cửa hàng tiện lợi địa phương, bà Shi cho hay.
Robin Wang, CEO của hang marketing thủy sản tại Thượng Hải SMH International, cho hay hàng loạt các yếu tố đang góp phần làm suy yếu nhu cầu nội địa. “Các số liệu tháng 9 cho thấy tình trạng yếu đi rõ rệt. Các đợt bùng phát COVID-19 nhỏ hơn và phong tỏa có mục tiêu vẫn đang làm teo tóp tiêu dùng, dẫn tới nhu cầu yếu đi. Các yếu tố khác bao gồm tỷ lệ thất nghiệm tăng và thị trường bất động sản co lại cũng đang góp phần làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào thời điểm này”, theo bà Wang. “Giá thủy sản không cao như các phân khúc thực phẩm khác, đáng chú ý nhất là thịt lợn, và rau quả. Các đợt phong tỏa buộc người dân tập trung vào thực phẩm truyền thống nên giá thịt lợn và giá rau quả đồng loạt tăng. Nhu cầu thủy sản thấp và nguồn cung thủy sản giảm – cả nội địa và nhập khẩu – giải thích cho tăng trưởng giá chậm.
Wang, hiện sở hữu doanh ngheiepj chuyên tư vấn cho ngành thủy sản Alaska tại Mỹ, cho biết bất chấp tăng trưởng gần đây về nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc, nhu cầu của Trung Quốc đối với thủy sản Alaska giảm trong năm 2022. Tuy nhiên, ông lạc quan cho rằng vị thế thị trường thủy sản lớn của Trung Quốc vẫn sẽ tếp tục, mặc dù nguồn cung thủy sản nội địa đang lấn chiếm một phần nguồn cung trước đây từng thuộc về thủy sản nhập khẩu. “Do nguồn cung thủy sản nhập khẩu giảm mạnh trong 2 tháng phong tỏa của Thượng Hải hồi nửa đầu năm 2022, một lượng lớn thủy sản nội địa đã cung ứng ra thị trường và đáp ứng nhu cầu”, ông cho hay. “Chúng tôi ghi nhận thách thức vấn còn nhưng vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ có nhu cầu dài hạn đối với thủy sản và sự chuyển dịch sang các nguồn thực phẩm chất lượng cao”.
Tác động của các chính sách liên quan đến COVID-19 lên tiêu dùng trở nên rõ rệt trong dữ liệu giá do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hu thập, cho thấy giá bán buôn thủy sản trung bình giảm mạnh từ mức cao ghi nhận trong năm 2021. Trong tháng 9/2022, giá thủy sản trung bình là 24,39 NDT/kg, tương đương 3,41 USD/kg, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2021. Dựa trên số liệu thu thập từ 68 thị trường bán buôn trên cả nước, dữ liệu cũng cho thấy doanh số thủy sản giảm 19,6% so với tháng 9/2021.
Giá thủy sản nước ngọt giảm 6,3% xuống còn trung bình 18,92 NDT/kg, tương đương 2,64 USD/kg; trong khi doanh số thủy sản nước ngọt giảm tới 16,5%, cho thấy tác động rõ rệt của các chính sách phong tỏa COVID-19. Giá thủy sản biển tăng 8,7% trong cùng thời gian so sánh lên 49,03 NDT/kg, tương đương 6,85 USD/kg nhưng doanh số giảm tới 32,9%. Tuy nhiên, giá các loai giáp xác giảm xuống mức trung bình 65,44 NDT/kg, tương đương 9,14 USD/kg, tức giảm 44% so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù doanh số chỉ tăng 5,8%. Giá thủy sản hai mảnh giảm trung bình 12,7% trong cùng kỳ so sánh.
Giá tăng vọt trong năm 2021 chủ yếu do một số nguyên nhân, bao gồm lệnh cấm mở rộng trên sông Dương Tử cũng như nhu cầu phục hồi trong ngành dịch vụ ăn uống và giảm nhập khẩu. Các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản nội địa cũng hoãn thả nuôi trong năm 2021 sau khi chịu thiệt hại nặng do giá giảm trong năm 2020 – thời điểm bùng phát COVID-19 lần đầu tiên.
Theo Seafood Source
Bình luận