0

Một đợt hạn hán kỷ lục tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực trồng lúa chính của Trung Quốc, gia tăng áp lực lên an ninh lương thực, nước uống và bảo tồn các động vật có vú đang bị đe dọa trên song Dương Tử.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã ban hành cảnh báo hạn hán toàn quốc trong 33 ngày liên tục hồi đầu tuần, cho tháy thực tế đã không có một giọt mưa nào tại các thành phố thủ phủ của các tỉnh miền nam Giang Tây và Hồ Nam trong tháng 9. Tính tới ngày 19/9, tỉnh Giang Tây đã hứng chịu hạn hán nghiêm trọng trong 69 ngày liên tiếp trong năm 2022; trong khi 95,7% các khu vực cấp xã đang ở trong tình trạng hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, theo các nhà chức trách khí tượng thủy văn cấp tỉnh và quốc gia cho hay. “Số ngày có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình và số ngày không mưa đều chạm mức cao kỷ lục mới”, theo ông Hu Jufan, kỹ sư cao cấp của trung tâm khí hậu tỉnh Giang Tây cho hay.

Tình cảnh tương tự cũng đang khiến tỉnh láng giềng Hồ Nam khốn đốn, khi cơ quan quản lý nước của tỉnh này phải đưa ra cảnh báo rằng tình trạng hạn hán có thể vẫn tiếp diễn và dự báo sẽ chưa có đợt mưa nào lớn trong tuần tới sau khi gần 60% các trạm quan sát tại địa phương không thể ghi nhận lượng mưa nào đáng kể trong cả tháng vừa qua. Tình hình tại các tỉnh lưu vực song Dương Tử cho thấy tình cảnh chung của con sông dài thứ 3 thế giới này – hiện đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1961 trong 2 tháng, mặc dù đang trong thời gan đáng lẽ là mùa lũ. Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia cho hay lượng mưa có thể sẽ vẫn ở mức thấp tại nhiều khu vực hạ lưu song Dương Tử trong 10 ngày tới, giữa những lo lắng ngày càng tăng về hạn hán kéo dài tới mùa thu hoặc thậm chí mùa đông. “Hạn hán nghiêm trọng có tác động rất tiêu cực lên nguồn nước uống của người dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn sinh thái”, theo giám đốc cơ quan quản lý nguồn lợi nước tỉnh Giang Tây Wang Chun phát biểu hồi tuần trước.

Từ cuối tháng 6, hạn hán tại Giang Tây đã gây khó khăn cho cung cấp nước uống cho 17.000 người dân, ảnh hưởng tới 612.500ha đất nông nghiệp – với 67.200ha mất toàn bộ mùa màng – và dẫn tới thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 840 triệu USD, theo cơ quan giảm thiểu thiên tai của tỉnh cho hay. Cả Giang Tây và Hồ Nam đều là các tỉnh sản xuất gạo lớn – lương thực thiết yếu mà Trung Quốc cam kết đảm bảo “an ninh tuyệt đối”, hay tự cung tự cấp, cho 1,4 tỷ dân của nước này.

Hai tỉnh này đóng góp tổng cộng hơn 22% sản lượng gạo của Trung Quốc năm 2020, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu gạo của Trung Quốc cao hơn 42,5% so với cùng kỳ năm 2021, trái ngược với mức giảm 9,9% nhập khẩu ngũ cốc nói chung, theo Hải quan Trung Quốc, mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu vẫn nhỏ so với tổng tiêu dùng toàn quốc cả năm. Cơ quan nông nghiệp các tỉnh đã giải ngân 43 triệu USD các quỹ chống hạn hán và đưa hàng chục đoàn công tác tới hỗ trợ nông dân giữ nước qua hệ thống thủy lợi, theo ông Li Shiqin, kỹ sư trưởng ban quản trị các tình huống khẩn cấp tỉnh Giang Tây cho hay. Truyền thông trong nước tuần trước cho hay mực nước hồ Bà Dương tại tỉnh Giang Tây giảm xuống dưới mức cực kỳ thấp 8m vào đầu tháng 9, là mức giảm nhanh kỷ lục.

Có những lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thiếu nước sẽ đe dọa các loại thủy sản tại hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, bao gồm cá heo không vây sông Dương Tử. Thi thể một cá heo không vây tìm thấy gần hồ Bà Dương đầu thagns 9, là một trong số 7 con bị chết của loài động vật đang bị đe dọa nghiêm trọng này trong năm 2022, mặc dù nguyên nhân vẫn đang trong quá trình điều tra.

Theo South China Morning Post

Admin

Indonesia mời thầu 300.000 tấn gạo và cơ hội thị trường lớn trong năm 2024

Bài trước

Sản lượng gạo của Ấn Độ dự báo giảm lần đầu tiên sau 8 năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc