Xuất khẩu tôm hùm Việt Nam tăng trưởng cực mạnh trong nửa đầu năm 2022
Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 30 lần về xuất khẩu tôm hùm, đạt 130 triệu USD trong nửa đầu năm 2022, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng tới gần 29 lần lên 108 triệu USD. Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết thị trường chính cho tôm hùm Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Năm 2021, thị trường Trung Quốc đóng băng do COVID-19, giá trị xuất khẩu tôm hùm từ Việt Nam sang Trung Quốc rất thấp nên trong năm 2022, tăng trưởng giá trị xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc chạm mức cao kỷ lục nhưng giá trị tuyệt đối lại không ở mức cao. Giá trị xuất khẩu tôm hùm chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng giá trị xuất khẩu ngành tôm Việt Nam và chỉ một số ít doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu tôm hùm.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 275 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 5/2022, xuất khẩu tôm đạt 88 triệu USD, tăng 126% so với cùng kỳ năm 2021. VASEP cho rằng nguồn cung tôm của Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, Trung Quốc triển khai chính sách zero COVID, khiến nhiều nhà máy tại nước này phải đóng cửa và sản xuất đình đốn. VÌ vậy, Trung Quốc lâm vào tình cảnh thiếu thủy sản cho tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.
Nhu cầu tăng đối với nhập khẩu thủy sản đang thu hút các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường này bất chấp nhiều khó khăn. Theo VASEP, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021. Hai mặt hàng xuất khẩu chính là cá tra (chiếm 48% tổng kim ngạch) và tôm (chiếm 35% tổng kim ngạch). Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan để điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp luật về biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các văn bản pháp luật khác, triển khai phát triển bền vững các hoạt động thương mại biên mậu. Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục điều phối với các bộ ngành và địa phương tại các thị trường đang phát triển và cải thiện chất lượng cũng như thiết kế sản phẩm. Cơ quan này cũng sẽ định hướng các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thay vì các hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu và kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ logistics hỗ trợ các doanh nghiệp nông thủy sản và trái cây, bao gồm ưu tiên lĩnh vực bảo quản trái cây, giảm chi phí bảo quản, kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
Trong nửa đầu năm 2022, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Trong những tháng vừa qua, Bộ thường xuyên hợp tác với các nhà chức trách Trung Quốc trong cải thiện thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu của hai nước. Các hoạt động này giúp thuận lợi hóa xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản từ Việt Nam trong giai đoạn thu hoạch cao điểm.
Xuất khẩu cá tra dự báo vượt mục tiêu đề ra
Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lạc quan về tình hình xuất khẩu cá tra trong năm 2020 với sự phục hồi nhu cầu mạnh tại các thị trường nhập khẩu. Hiệp hội dự báo xuất khẩu cá tra sẽ vượt mục tiêu 1,6 tỷ USD đặt ra vào đầu năm, và có thể chạm mức 2,6 tỷ USD. CÁc nhà máy chế biến cá tra đang hoạt động hết công suất trong nửa đầu năm 2022 để hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu, VASEP cho biết thêm giá trị xuất khẩu đã vượt 1,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021.
Lạm phát và cuộc xung đột Nga – Ukraine đã mang tới cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu cá tra sang EU, Mỹ và Anh – vốn đang đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cá thịt trắng do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga. Xuất khẩu cá tra sang Anh tăng mạnh 6 lần trong cùng kỳ so sánh, trong khi xuất khẩu sang Tây Ban Nha cũng tăng gấp gần 3 lần. Các thị trường khác cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong (124%), Mỹ (131%), và Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ tăng từ 45 – 90%. Cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 117 thị trường, bao gồm 5 thị trường mới so với quý 1/2021.
Vào giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra An toàn Thực phẩm thuộc Bộ Nôn gnghiepej Mỹ ghi nhận 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ, nâng tổng số nhà máy được công nhận đủ điều kiện lên 19 nhà máy. Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn rất khả quan, VASEP cho hay, dẫn số liệu từ ITC cho biết giá cá tra đông lạnh Việt Nam tại Mỹ chạm mức cao kỷ lục gần 5 USD/kg, tăng khoảng 2 USD/kg so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng mạnh nhất trong 3 năm qua. Đối với các thị trường trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu cá tra sang Mexico, Canada, Úc và Nhật Bản đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022, chạm mức 170 triệu USD, tăng tới 64% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn, với nhu cầu ngày càng tăng đối với với cá tra trên thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, cùng với thực tế là dịch bệnh COVID-19 đã đươc kiểm soát và thiếu hụt nguồn cung trong năm 2022, nên điều kỳ diệu là tất cả các nhà máy trong ngành cá tra Việt Nam đều đang làm ăn sinh lời. Giá cá tra sẽ liên tục tăng cho tới cuối năm 2022, mang đến lợi nhuận cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra, mặc dù chi phí như TACN và logistics tăng.
Trong báo cáo gần đây của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), ngành cá tra Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng sau 2 năm suy giảm do tác động của đại dịch COVID-19 và gián đạn chuỗi cung ứng trong năm 2020 – 2021. Nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ tăng mạnh cho tới cuối năm, sau một thời gian dài gặp áp lực do áp lực. BSC cho biết nhu cầu cá tra sẽ tăng mạnh do Mỹ đối mạt với nguồn cung cá tra nội địa thiếu hụt, là đà thúc đẩy xuất khẩu cá tra Việt Nam từ cuối năm 2021. Đối với thị trường Trung Quốc, BSC tin rằng Trung Quốc sẽ dần mở cửa trở lại với nhu cầu tiêu dùng cực mạnh vốn đã bị kìm hãm trong 2 năm qua do tác động của đại dịch. Trung Quốc sẽ là thị trường quan trọng để mở rộng xuất khẩu cá tra. Xuất khẩu cá tra ước đạt 1,54 tỷ USD trong năm 2021.
Theo VNS
Bình luận