0

Trung Quốc vừa phê chuẩn nhập khẩu chanh dây Việt Nam qua hai cửa khẩu biên giới đường bộ theo cơ chế thử nghiệm, theo truyền thông Việt Nam đưa tin, dẫn lời từ các nhà chức trách. Ông Lê Văn Thiết, cục phó Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT, cũng cho biết các nghị định thư song phương về xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đã sắp hoàn thành, với khả năng chyến hàng đầu tiên sẽ được thực hiện trong năm nay.

Trước đây, phần lớn hoạt độngt rồng và xuất khẩu chanh dây tập trung tại Nam mỹ. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh dây của Việt Nam đã tăng hơn 300% trong 5 năm qua, đưa Việt Nam vào vị trí nước xuất khẩu chanh dây lớn thứ 4 thé giới, chỉ sau Brazil, Peru và Ecuador.

Chanh dây hiện là một trong những trái cây xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Sản lượng chanh dây năm 2022 dự báo đạt 135.000 tấn, tập trung phần lớn tại các tỉnh Gia Lai và Đắk Lăk. Hiện chanh dây Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường: Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Thụy Sĩ, cùng các thị trường khác.

Việt Nam và Trung Quốc đàm phán các nghị định thư về tiếp cận thị trường và xuất khẩu từ năm 2020. Việc phê chuẩn tạm thời nhập khẩu chanh dây Việt Nam vào Trung Quốc diễn ra giữa bối cảnh hai bên tiếp tục hoàn thiện các nghị định thư. Cơ chế thử nghiệm có thể mở rộng sang bao gồm việc bổ sung các điểm thông quan nếu loại trái cây này chứng minh tuân thủ các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi đi qua hai điểm thông ban thử nghiệm ban đầu với Trung Quốc.

Hiện chỉ có Thái Lan và Lào được phê chuẩn xuất khẩu chanh dây sang Trung Quốc qua các kênh thương mại chính ngạch. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng tại Trung Quốc đối với chanh dây tươi để tiêu dùng trực iếp cũng như ứng dụng trong ngành thực phẩm và đồ uống, tiếp cận thị trường này là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam.

Sầu riêng Việt Nam vẫn chưa được cấp phép tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách chính thống. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang diễn ra. Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, do loại trái cây này chưa được phê duyệt tiếp cận thị trường một cách chính thức, sầu riêng Việt Nam vẫn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cơ chế thương mại biên mậu hoặc sau khi dán lại nhãn là sầu riêng Thái Lan. Đầu năm 2019, Trung Quốc tăng cường kiểm tra kiểm soát sầu riêng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc qua kênh thương mại biên mậu và yêu cầu toàn bộ trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải qua kênh chính ngạch. Quyết định này cản trở nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc và càng làm nổi lên sự cần thiết của việc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng. Tháng 2/2022, hai bên đã hoàn tất dự thảo nghị định thư xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc. Phía Việt Nam hiện đang chờ Trung Quốc tiến hành thanh tra từ xa các vườn sầu riêng và các cơ sở đóng gói.

Hoạt động trồng sầu riêng tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực trung và cao độ ở miền trung và miền nam Việt Nam. Sản lượng sầu riêng hàng năm của Việt Nam xấp xỉ 600.000 tấn và sầu riêng Việt Nam chủ yếu thu hoạch từ tháng 4 tới cuối tháng 7 hàng năm, với một đợt thu hoạch thứ hai, nhỏ hơn vào khoảng giữa tháng 10 tới tháng 3 của năm kế tiếp.

Theo Produce Report

Admin

Thái Lan chuẩn bị đặt tiêu chuẩn cho sầu riêng

Bài trước

Dừa và sầu riêng đông lạnh Việt Nam sắp được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả