Thực phẩm và Đồ uống

Việt Nam đau đầu tìm kế hoạch thuận lợi hóa xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

0

Do xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đang gặp tắc nghẽn, Bộ Công thương đã báo cáo thủ tướng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Với tổng dấn số hơn 1,4 tỷ dân, chiếm 18,7% tổng dân số thế giới, nhập khẩu nông sản của Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng thương mại nông sản toàn cầu. Đây là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Do xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới đang tắc nghẽn nghiêm trọng, Bộ Công thương đã báo cáo thủ tướng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua cửa khẩu đất liền chủ yếu để sáng thị trường Trung Quốc. Thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2018 – 2021 tăng trưởng trung bình 15 – 30%/năm. Năm 2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu đường bộ sang Trung Quốc đạt 41,85 tỷ USD, tăng 45,8% so với năm 2020, bao gồm 15,57 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tăng 68,5% và 26,28 tỷ USD giá trị nhập khẩu,t ăng 35,04% so với năm 2020. Ía trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 81,9% và giá trị nhập khẩu chiếm 83,11% tổng giá trị thương mại qua các cửa khẩu trên đất liền với 3 thị trường: Trung Quốc, Lào và Campuchia. Do đó, các hoạt động thương mại biên mậu qua các cửa khẩu đất liên chủ yếu là với thị trường Trung Quốc.

Đối với nông thủy sản và trái cây nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, các sản phẩm này phải được cấp chứng nhận xuất xứ bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ngoài hàng loạt các quy định theo các quy tắc chung quốc tế, Trung Quốc đặt ra hệ thống riêng hoặc thắt chặt thực thi các quy định đã ban hành trước đó với các sản phẩm nông thủy sản và trái cây. Đây là lý do vì sao xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này đình trệ trong thời gian dài. Theo Bộ Công thương, nông sản chưa chế biến nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT khoảng 9% trên thị trường Trung Quốc nên các nhà nhập khẩu Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu dạng sản phẩm này thông qua cư dân biên giới (mỗi người dân sinh sống tại khu vực biên giới được miễn thuế với hàng hóa giá trị 8.000 NDT mỗi ngày) và họ yêu cầu các thương nhân Việt Nam mang hàng tới các cửa khẩu phụ hoặc chợ biên giới để tránh thuế GTGT.

Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc. Đàm phán về thuế nhập khẩu đã hoàn thành và nhiều nông sản hưởng thuế nhập khẩu 0% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về quản lý chất lượng vẫn rất chậm chạp nên cho tới nay chỉ có 9 loại trái cây (thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuỗi, xoài, chôm chôm và măng cụt) của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Các loại trái cây còn lại chỉ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, dẫn tới các nhà xuất khẩu Việt Nam phải phụ thuộc vào các cửa khẩu thứ cấp, vốn thường bị đóng khi đại dịch diễn ra.

Đặc biệt, đàm phán về quy trình kiểm dịch cũng chậm nên tỷ lệ trái cây Việt Nam bắt buộc phải kiểm tra khi thông quan sang Trung Quốc là 100%, dẫn tời thời gian thông quan kéo dài, gây ra tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng tại các cửa khẩu, đặc biệt trong mùa thu hoạch.

Thống kê cho thấy trong số hàng hóa bị mắc kẹt tại cửa khẩu phía bắc, lượng hàng hóa đợi thông quan theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới lớn hơn nhiều so với hình thức chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế. “Không đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch cũng giải thích vì sao các dạng vận chuyển khác như đường biển và đường sắt rất thuận tiện nhưng rất ít các thương nhân Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này”, theo Bộ Công thương.

Về giải pháp trong ngắn hạn, Bộ Công thương đề xuất tất cả nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ tuyệt đối về đóng gói, khả năng truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã cấp cho các cơ sở đóng gói, nhãn hàng hóa, … cũng như các yêu cầu liên quan khác. Tất cả nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải thanh toán qua ngân hàng. Ngoài ra, Bộ Công thương đề xuất chính phủ khẩn trương vận động Tổng cục Hải quan Trung Quốc tăng tốc hoàn thành các quy trình pháp lý và kỹ thuật để mở cửa thị trường Trung Quốc cho càng nhiều nông sản Việt Nam càng tốt.

Theo VNS

Admin

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2023 của Trung Quốc

Bài trước

Việt Nam có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc