0

“Chúng ta thành công rồi. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vắc xin ngừa dịch tả lợn (ASF)”, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết trong cuộc họp báo gần đây về bệnh này.

Tháng 2/2019, hai điểm nóng ASF được phát hiện tại Việt Nam. ASF đã tồn tại trong cả thế kỷ qua và đe dọa thế giới do dịch bệnh này lây lan qua nhiều kênh nhưng không có vắc xin hay thuốc trị bệnh. Tất cả lợn nhiễm bệnh đều chết. Nguyên bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khi còn tại chứ cho biết không đại dịch nào gây ra tác động lớn như dịch tả lợn. Các chốt kiểm dịch được lập ra khắp nơi. Các chuồng trại ở vùng nông thôn trắng xóa bột vôi. Thủ tướng gọi cuộc chiến chống dịch tả lợn như chống quân thù. 7 tháng sau điểm nóng đầu tiên được phát hiện, đến tháng 9/2019, đại dịch tả lợn đã lây lan tới tất cả các tỉnh và thành phố lớn. Trong tháng 4 – 5/2019, đại dịch tả lợn khi đại dịch ở giai đoạn cao điểm, số lợn chết tại một số địa phương quá nhiều, đến nỗi không có đất để chôn tiêu hủy. Vào thời điểm đó, một số lãnh đạo địa phương lo ngại chi phí cần để tiêu hủy lợn quá cao so với ngân sách địa phương.

Báo cáo từ Bộ NNPTNT cho hay khoảng 6 triệu con lợn đã bị tiêu hủy tính tới tháng 5/2020 do dịch tả lợn, gây thiệt hại 12 tỷ đồng, trong khi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch lên tới 13.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nông dân có lợn không nhiễm ASF cũng thiệt hại nặng nề Do ASF, nhiều người không ăn thịt lợn, khiến doanh số giảm thấp. Do đó, giá thịt lợn giảm mạnh xuống chỉ còn 25.000 – 28.000 đồng/kg. Đại dịch được kiểm soát vào cuối năm 2019, nhưng hậu quả thì rất nghiêm trọng. Do thiếu thịt lợn, giá thịt lợn sau đó lại tăng mạnh.

Đối diện với giai đoạn tăng giá chưa từng có, vào cuối tháng 11/2019, Bộ NNPTNT đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để thảo luận giải pháp bình ổn giá thịt lợn và tăng nguồn cung do dịp lễ tết cận kề. Thiếu hụt nguồn cung khiến giá lợn hơi tăng từ 42.000 đồng/kg lên tới 90.000 đồng/kg vào thagns 8/2019 – 2/2020. Tháng 5/2020, giá lợn hơi chạm mức cao kỷ lục 100.000 đồng/kg.

Người Việt Nam tiêu thụ 3,8 triệu tấn thịt lợn hàng năm, chiếm 70% giỏ hàng hóa thực phẩm. Điều này giải thích lý do vì sao giá thịt lợn tăng tác động nghiêm trọng tới hàng chục triệu hộ gia đình. Vào cuối năm 2020, giá thịt lợn giảm và một mức giá mới hình thành. Giá thịt lợn liên tục ở mức cao kể từ đó trở đi.

Vắc xin

3 năm trôi qua kể từ điểm nóng ASF đầu tiên được phát hiện nhưng nông dân vẫn có những ký ức đáng buồn với đại dịch này. Tuy nhiên, đại dịch ASF sẽ không tái diễn do Việt Nan đã sản xuất thành công vắc xin ASF với tên thương mại là NAVET-ASFVAC.  “Đây là niềm tự hào của chúng ta. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vắc xin ASF”, ông Tiến phát biểu. Đã có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến viruss ASF và phát triển vắc xin nhưng chưa có vắc xin thương phẩm nào được sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Long, quyền cục trưởng Cục Thú y, khi điểm nóng dịch đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NNPTNT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định Việt Nam cần phát triển vắc xin bằng mọi giá, nhấn mạnh rằng đây là phương cách trọng yếu để ngăn ngừa lịch sử tái diễn. Tháng 2/2020, nghiên cứu vắc xin bắt đầu hợp tác với các chuyên gia Mỹ. NAVET-ASFVAC được chứng minh là đáp ứng các yêu cầu cho sản xuất và lưu thông thương phẩm trên thị trường. Hiệu quả phòng dịch kéo dài 6 tháng.

Các nước trên thế giới đã thiệt hại hàng trăm tỷ USD do đại dịch tả lợn và con số lên tới khoảng 30.000 tỷ đồng tại Việt Nam. Chăn nuôi lợn tại Việt Nam là ngành sản xuất trị giá 10 tỷ USD và là sinh kế của hàng triệu nông dân. Do đó, sản xuất thành công vắc xin ASF là một cột mốc quan trọng.

Theo VNS

Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt