0

Những khó khăn chồng chất trong chuỗi cung ứng đang tạo cơ hội cho các nhà chế biến Mỹ hồi hương các hoạt động sản xuất trước đây diễn ra ở nước ngoài.

Tại Trung Quốc, nơi hoạt động chế biến thủy sản quy mô khổng lồ diễn ra để xuất khẩu thành phẩ sang Mỹ, một sự chuyển dịch đang diễn ra. Các công ty trước đây tập trung vào xuất khẩu đang phát hiện ra họ có thể thu lời tốt hơn trên thị trường nội địa, theo ông Cui He, tổng thư ký Hiệp hội Marketing và Chế biến các sản phẩm thủy sản Trung Quốc. Ông Cui cũng dẫn thông tin về phản ứng của Trung Quốc trước đại dịch COVID-19 và các vấn đề liên quan tới logistics và vận chuyển, làm chậm lại thời gian sản xuất và giao hàng trong ngành chế biến thủy sản Trung Quốc.

Các vấn đề trên, cùng với việc Mỹ áp thuế lên tới 25% lên thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn tới việc Trung Quốc trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn cho các khách hàng thủy sản tại Mỹ, theo chủ tịch kiêm CEO Bristol Seafood Peter Handy. Ông Handy cho biết những người mua tại Mỹ đang gặp khó khăn ngày càng lớn để cân đối lợi thế chi phí của Trung Quốc, đặc biệt là với các nhà máy ở các trung tâm chế biến thủy sản bị đóng cửa chỉ sau một thông báo ngắn do các vấn đề liên quan tới COVID-19. “Định giá hiện quá phức tạp để hiểu. Để mua 5 containers giao ra khỏi Trung Quốc, tôi không biết bất cứ ai có thể chào bán một cái giá chính xác cho nhu cầu đó”, ông Handy cho hay. “Việc vận hành ở Trung Quốc có thực sự rẻ, đủ để bù đắp 25% thuế quan, giá vận chuyển hàng hóa, thời gian và sự không chắc chắn về hoạt động của nhà máy hay không?”

Dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy xuất khẩu từ Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ do các nhà xuất khẩu của nước này đối mặt với áp lực ngày càng tăng phải san sẻ gánh nặng chi phí cho khách hàng, theo một ngân hàng đầu tư và hợp tác của Pháp có văn phòng tại Hong Kong là Natixis cho biết. Theo Natixis, tăng trưởng giá trong ngành sản xuất và chế biến tăng vọt từ 0,9% vào đầu năm 2021 lên 15% trong tháng 9/2021; trong khi tốc độ tăng trưởng giá bán lẻ chỉ tăng từ 0,2% trong tháng 1/2021 lên 1,4% trong tháng 9. Hơn 40% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2021 đến từ tăng giá thay vì tăng trưởng lượng, theo Natixis. “Việc chuyển một phần gánh nặng từ chi phí sản xuất tăng lên tại Trung Quốc sang người tiêu dùng cuối cùng đã bắt đầu diễn ra”, theo giám đốc Natixis tại châu Á Alicia Garcia Herrero. “Thê giới không thể kỳ vọng các doanh nghiệp Trung Quốc giảm thêm biên lợi nhuận, ít nhất cho tới khi nhu cầu quốc tế vẫn ở mức cao”.

Các mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu lung lay từ năm 2018, khi chính quyền của tổng thống Trump bắt đầu áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Bất chấp việc đã có thống nhất về cái gọi là Thỏa thuận Thương mại Giai đoạn 1 giữa hai nước vào tháng 1/2020, thuế đối với thủy sản vẫn chưa được dỡ bỏ, và Chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung Craig Allen cho biết quan hệ thương mại song phương sẽ không sớm trở lại nhịp nhàng. “Làm sao để thoát khỏi căng thẳng thương mại? Tôi không thấy một lối đi rõ ràng hiện nay. Tôi mong có thể vạch ra một lộ trình nhưng ít nhất đối với năm 2022, tình hình vẫn sẽ rất sóng gió”.

Sự phức tạp ngày càng tăng trong việc thu mua thủy sản từ Trung Quốc đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tại Portland, Maine. “Ngay cả nếu chỉ một phần trăm nhỏ bé hồi hương thì có thể tạo nên tăng trưởng lớn cho chúng tôi”, ông cho biết. “Nhận thức về thực trạng chuỗi cung ứng ngày càng tăng. Khi Trung Quốc áp thuế, có rất ít khách hàng nhận ra những con cá tuyết được gửi tới Trung Quốc để chế biến”.

Do đó, Bristol đang nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ, ông Handy cho hay, đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng do nhu cầu thủy sản tại Mỹ tăng trong thời gian đại dịch. Hai dòng sản phẩm của Bristol - My Fish Dish and Seafood Singles – đã được tung ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm thủy sản tiện lợi, có trách nhiệm với xã hội – chứng tỏ đã thành công về kinh doanh. “Doanh số bán lẻ thủy sản tăng mạnh so với trước đại dịch”, ông cho hay. “Tương lai của ngành thủy sản là các sản phẩm có trách nhiệm xã hội, dễ chế biến”.

Ông Handy cho rằng hồi hương hoạt động chế biến cũng giúp làm giảm phát thải carbon trong ngành thủy sản và tạo thêm công ăn việc làm. Công ty đã mua thêm một nhà máy tại Portland, Maine, vào tháng 10/2021 và tăng 40% nhân lực để giải quyết một lượng lớn cá tuyết cần chế biến và mở rộng dây chuyền My Fish Dish. Shoreside Consulting Owner Duncan Fields, một nhà sản xuất và chế biến thủy sản kì cựu tại Kodiak, Alaska, gần đây đã bổ nhiệm hội đồng giám đốc cho Alaska Seafood Marketing Institute, kêu gọi tăng chế biến thủy sản Alaska tại Mỹ. “Với chi phí vận chuyển ngày càng tăng, tôi cho rằng đây là cơ hội cho các công ty để tăng chế biến thủy sản tại Mỹ”, ông Fields trả lời phỏng vấn Fishermen’s News trong tháng 1/2022. “Chúng tôi tự chế biến rất nhiều tại Alaska, nhưng phần lớn vẫn được xuất khẩu và gia công chế biến ở nước ngoài. Một trọng tâm mới về an ninh lương thực đang nổi lên và chúng tôi không thể vận hànhay thúc đẩy ngành thủy sản Alaska mà không thừa nhận đó là một yếu tố chính trị”.

Một ý kiến hoài nghi hiện nay là cách những xu hướng liên tục thay đổi hiện nay có thể tác động tới việc hồi hương chế biến thủy sản về Mỹ từ Judson Reis, nguyên chủ tịch kiêm CEO của Gorton’s Seafood. “Một khó khăn chính cho các doanh nghiệp chuyển dịch hoạt động chế biến ra khỏi Trung Quốc là hàm lượng chuyên môn mà các nhà chế biến thủy sản Trung Quốc đã tích lũy sau nhiều thập kỷ đóng vai trò là trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới”, ông cho hay. “Bạn có những trung tâm như vậy tại những nơi như Thanh Đảo và Đại Liên với mức độ chuyên môn rất cao. Hàm lượng chuyên môn này giúp tối đa hóa sản lượng”.

Do nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và mối quan hệ thương mại với Mỹ tiếp tục tắc nghẽn, có thể các nước khác tại Đông Nam Á, như Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chế biến thủy sản, theo nhận định của ông Reis. “Yếu tố tiên quyết mà bạn cần là khả năng cạnh tranh. Hiện vẫn chưa rõ về điểm này, đặc biệt là với tình hình lương tăng nhanh như tại Mỹ, chênh lệch chi phí có thể tăng so với mức hiện nay. Thực tế, mức chênh lệch tăng phụ thuộc vào sản phẩm. Nếu một sản phẩm cần thâm dụng lao động thì vẫn sẽ rẻ hơn nếu sản xuất tại các khu vực khác trên thế giới thay vì tại Mỹ. Động lực về tính hiệu quả sẽ bao phủ các lựa chọn khác. Cuối cùng, nếu bạn sản xuất ra các sản phẩm không có khả năng cạnh tranh về giá thì sẽ không được đón nhận tốt trên thị trường”.

Chi phí lao động và tình trạng thiếu lao động tại Mỹ đang là các rào cản lớn nhất mà nước này cần vượt qua nếu muốn hồi hương bất cứ hoạt động chế biến thủy sản nào từ Trung Quốc. “Ngay cả nếu bạn có cấu trúc chi phí la động đúng đắn hiện nay thì vẫn sẽ chật vật để tìm đủ lao động tại Mỹ sẵn sàng làm việc này. Đó là vấn đề rất lớn đối với bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay và đặc biệt là trong chế biến thủy sản, vốn là môi trường đòi hỏi lao động thể chất. Đó là quan ngại rất lớn”, ông cho hay. “Chúng tôi ghi nhận lực lượng lao động tại Mỹ giảm do nhiều người nghỉ hưu và mọi người trở nên kén chọn hơn trong các công ty do tỷ lệ sinh tiếp tục giảm và tốc độ nhập cư cũng giảm đáng kể, bắt đầu với sự lên cầm quyền của ông Trump, cùng với sự tiếp diễn của COVID-19. Về dài hạn, tăng trưởng lao động tại Mỹ rất khó khăn”.

Nếu các doanh nghiệp Mỹ đặt ra mục tiêu có thể gói trọn một phân khúc lẻ của ngành thủy sản, mục tiêu tốt nhất có thể là ché biến thứ cấp, như nước sốt, tẩm bột, đánh tơi, nướng và các cách gia tăng giá trị khác cho thủy sản đã được chế biến, ông Reis nhận định. Các tiến bộ nhanh chóng trong tự động hóa có thể giảm chi phí lao động tại Mỹ, giảm bớt vấn đề chênh lệch biên lợi nhuận mà các nhà chế biến phải đối mặt giữa hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. “Nếu có thể thay thế một phầ lao động bằng máy móc và robot, bạn có thể cải thiện vận hành. Do chi phí thiết bị liên tục giảm theo thời gian và công suất máy móc tiếp tục tăng mạnh, có thể đây là mô hình lai có thể nổi lên – tự động hóa kết hợp lao động để duy trì và cải thiện chất lượng các sản phẩm thủy sản và giảm cấu trúc chi phí cho sản xuất nội địa”, ông cho hay.

Đồng thời, Reis cũng vui mừng nếu một phần hoạt động chế biến thủy sản quay trở lại Mỹ. “Nếu có thể làm được như vậy thì đó là điều đáng mong chờ. Bên cạnh rút ngắn các chuỗi cung ứng, bất ổn chính trị hiện nay có thể được loại bỏ phần nào. Chênh lệch tiền lương đã giảm mạnh trong 20 năm qua, mặc dù vẫn ở mức cao nhưng không còn lớn như trướcdđây. Chiến tranh thương mại, các thay đổi về nhân khẩu học tại Trung Quốc, chậm giao hàng và chi phí vận chuyển tăng – tất cả các vấn đề này sẽ đươcj giải quyết tốt nếu đưa hoạt động chế biến trở lại Mỹ”, ông cho biết. “Nhưng một số câu hỏi lớn vẫn còn đó và thực tế là bạn phải vượt qua các câu hỏi này và tôi không chắc rằng chúng ta đang ở ngưỡng đó”.

Theo Seafood Source

Admin

Gian hàng ảo mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt Nam tại Trung Quốc

Bài trước

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản