0

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Năm 2020, Việt Nam đóng góp 1,75 triệu tấn cho nguồn cung cao su toàn cầu. Xuất khẩu cao su Việt Nam gần đây đạt được thành tích đáng khích lệ, bất chấp dựa trên những dự báo khá thấp – và các nhà xuất khẩu hy vọng rằng Trung Quốc sẽ sớm tăng nhu cầu đối với cao su, đồng thời chuẩn bị cho sự chuyển dịch sang các thị trường mới để chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài vào thị trường Trung Quốc.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) đã đạt 84% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2021, trái ngược với dự báo lợi nhuận thấp hồi năm ngoái. Các báo cáo tài chính hợp nhất quý  3/2021 được VRG công bố trong bối cảnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tiếp tục suy giảm.

Các nhà sản xuất Việt Nam đang hồi sinh nhờ bán cao su với giá cao, giúp giảm bớt gánh nặng gây ra bởi chi phí vận chuyển tăng và thời tiết bất lợi. Bộ Công thương ước tính giá xuất khẩu cao su trung bình trong tháng 9 đạt 1.646 USD/tấn, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu cao su trung bình đạt khoảng 1.669 USD/tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su tự nhiên tăng mạnh chủ yếu do sự phục hồi tương đối nhanh của nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ phủ vắc xin nhanh chóng trên toàn cầu và tác động của gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ giữa bối cảnh nguồn cung tại châu Âu đang giảm. Lợi nhuận của nhiều nhà sản xuất Việt Nam tăng mạnh, nhờ xu hướng tăng giá từ đầu năm 2021 nhưng trên nền mục tiêu tương đối thấp.

Ông Huỳnh Văn Bảo, tổng giám đốc VGR, vào cuối tháng 6 đã trình kế hoạch lên các cổ đông, theo đó “lợi nhuận sau thuế năm 202 sẽ giảm 11% so với năm 2020 do lo ngại về đại dịch tác động đến khai thác mủ cao su”. Để khiến kế hoạch thêm thuyết phục, ông Bảo quyết định tăng ước tính tồn kho trong báo cáo tài chính của tập đoàn trong báo cáo quý 1/2021.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. Năm 2020, Việt Nam đóng góp 1,75 triệu tấn vào nguồn cung cao su toàn cầu. Tuy nhiên, tiêu dùng cao su của Trung Quốc – thị trường chiếm 70% xuất khẩu cao su của Việt Nam – đã chậm lại đáng kể do ngành ô tô của nước này đối diện với cuộc khủng hoảng thiếu chip bán dẫn và cuộc khủng hoảng nguồn cung điện. Chỉ trong quý 3/2021., lượng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Trung Quốc giảm tới 21,1%, tương đương mức giảm lên tới gần 110.000 tấn.

Các nhà sản xuất nay lo ngại rằng xuất khẩu cao su có thể giảm trong quý 4/2021, do sản lượng công nghiệp của Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Đại dịch đã đẩy ngành cao su vào tình thế khó khăn. Chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm chống lại sự thâm nhập của virus thông qua đóng cửa biên giới và những đợt đóng mở bất thường liên tục làm gián đoạn các hoạt động kinh tế của Việt Nam. “Có quá nhiều yếu tố cần theo dõi”, theo ông Võ Hoàng An, tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, các yếu tố đó là giá nguyên liệu thô tăng vọt, tình trạng thiếu hụt container rỗng dai dẳng và cước vận chuyển cao.

Trên thị trường nội địa, chi phí đầu tư vườ cao su cao, đặc biệt do thiếu đất thuê, khiến việc triển khai các dự án mới khó khăn.

Tuy nhiên, có thể ánh sáng đã xuất hiện ở cuối con đường. Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cho biết dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,7 triệu tấn cao su đến hết năm 2021, giúp bù đắp sự suy giảm trong những tháng trước đó. Trung Quốc tăng nhập khẩu trong suốt 4 tháng đầu năm 2021 và suy giảm sau đó. Các nhà sản xuất hy vọng giá cao su sẽ không giảm quá sớm, ít nhất cho tới cuối quý 1/2022. Nhưng do các vườn cao su ngừng thu hoạch mủ trong những tháng cuối năm nên đây là điều kiện thuận lợi để giá cao su tăng.

Trong một dự báo thận trọng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giá cao su tự nhiên toàn cầu sẽ dao động ở mức giá thấp trong ngắn hạn nhưng sẽ neo ở mức giá hiện tại trong dài hạn, với ít khả năng tăng giảm. Tuy nhiên, các yếu tố như đại dịch, các chuỗi cung ứng, và sức bền cả nền kinh tế thế giới sẽ quyết định xu hướng dài hạn của giá cao su. Dự báo của MOIT dựa trên số liệu của Ngân hàng Thế giới, cho rằng giá cao su tự nhiên trung bình trong cả năm 2021 sẽ ở mức khoảng 2.250 USD/tấn, trước khi dần phục hồi về mức khoảng 2.260 – 2.280 USD/tấn trong giai đoạn 2022 – 2030 và chạm mức khoảng 2.300 USD/tấn vào năm 2030.

Giáo sư tiến sỹ Phạm Tất Thắng từ Viện Chính sách và Chiến lược Công thương thuộc Bộ Công thường, giá cao su tự nhiên Việt Nam bán sang Trung Quốc tăng, vượt qua các rào cản kỹ thuật của nước này và chứng minh rằng Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu nhờ nguồn cung ổn định. Ông Thắng cũng cảnh báo rằng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức cao nên doanh thu của ngành vẫn phụ thuộc nặng nề vào thị trường này. “Một khi nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc giảm, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ gặp khó khăn”, ông nhấn mạnh. “Một số nhà sản xuất đang tìm kiếm cácthị trường thay thế; đồng thời thay đổi cấu trúc sản phẩm để phù hợp với các thị trường mới này”.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 3/2021 ước đạt hơn 366.110 tấn, chiếm 99,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, và thu về 603,45 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VIR

Admin

Vượt Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam

Bài trước

Xuất khẩu cao su đạt 2,89 tỷ USD trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su