0

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 đạt 78.000 tấn, trị giá 181 triệu USD.

Giá cà phê đảo chiều và giảm so với các phiên trước đó do các nhà đầu tư có vẻ ít lo ngại hơn về tác động của biến chủng virus corona mới – tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá cà phê sẽ tiếp tục trở lại bình thường trong những ngày cuối năm. “Do cà phê đã bị mua quá đà trên các sàn giao dịch New York và Luân Đôn, giá cà phê đảo chiều là phản ứng bình thường trước các diễn biến trên thị trường toàn cầu”, theo bình luận của chuyên gia phân tích độc lập Nguyễn Quang Bình. “Các nhà giao dịch cà phê phần nào đã quen với hành vi trên các sản giao dịch tài chính, nhưng hoảng loạn do quá lo lắng”, ông Bình giải thích. “Trong nhiều phiên giao dịch, các nhà đầu cơ tài chính đã sử dụng hai sàn giao dịch cà phê làm nơi trữ vốn. Nhưng biến chủng Omicron cho tới nay có vẻ không nghiêm trọng bằng biến chủng Delta, nên các nhà giao dịch bắt đầu chuyển vốn từ một nhóm hàng hóa sang các nhóm khác, như năng lượng, kim loại và tiền tệ.

Các động thái gần đây trên thị trường cà phê thế giới cho tháy những lo ngại về thay đổi trên các thị trường nhập khẩu. Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho biết. “Hiện tại, triển vọng thị trường cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn chưa rõ rệt do nhiều nhà nhập khẩu vẫn đang đẩy rủi ro sang cho người bán”. Ông Toản cho hay các nhà nhập khẩu cà phê hiện không muốn ký hợp đồng FOB mà yêu cầu người bán chuyển sang ký hợp đồng CIF. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam lo ngại phương thức giao hàng CIF sẽ gây ra nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ và khó đảm bảo lợi nhuận. “Nếu bán thông qua hợp đồng CIF với giá khoảng 1.900 USD.tấn cà phê Robusta, cộng với cước vận chuyển thì giá chào bán sẽ rất cao”, ông Toản cho biết. “Trong nửa đầu năm 2021, chỉ 35% các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đồng ý chuyển sang ký hợp đồng CIF”.

Theo chuyên gia Bình, có lý do khiến các nhà giao dịch cho rằng lịch sử sẽ lặp lại, bất chấp nhiều trở ngại phía trước. 10 năm trước, giá các hợp đồng cà phê phái sinh liên tục phá vỡ kỷ lục do các gói kích thích kinh tế vào thời điểm đó. Mức giá cao kỷ lục của cà phê Robusta ở mức hơn 2.600 USD/tấn. Các mốc cao tương tự đã được thiết lập trên các sàn giao dịch Luân Đôn và New York, với mức giá lần lượt là 2.357 USD/tấn và 2.412 USD/tấn. Tuần trước, giá cà phê trên cả hai sàn đều tăng mạnh, trong khi giá cà phê nội địa tại các nước xuất khẩu tăng chậm. Giá hợp đồng phái sinh cà phê Robusta chạm mức cao nhất trong 10 năm nhưng giá cà phê nhân xô vẫn đứng yên ở mức khoảng 1.826 USD/tấn – mức cao nhất trong vòng 4 năm. Trong khi đó, giá cà phê giao dịch nội địa đặc biệt tăng mạnh vào cuối tuần qua. Mặc dù cà phê vụ mới vẫn chưa bán trên thị trường, nhiều hợp đồng đã được ký kết và một số đã tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cước vận chuyển cao, phần lớn các nhà nhập khẩu đều yêu cầu người mua trả đầy đủ chi phí vận chuyển trước.

Trong bối cảnh cước vận chuyển container liên tục neo ở mức cao, một số nhà nhập khẩu đã chuyển sang vận chuyển hàng rời. Mặc dù cước vận chuyển hàng rời rẻ hơn, rủi ro tác động lên chất lượng cà phê rất lớn và mức độ thiệt hại thường vượt quá mức độ cho phép là 3%. Ông Bình cho biết các nhà giao dịch hàng hóa cần nhận thức rõ về những thay đổi căn bản này , mặc dù không cần phải qua lo lắng về các biến động vốn thường liên quan tới vấn đề đầu cơ nhiều hơn các yếu tố cơ bản. “Thị trường cà phê đặc biệt nhạy cảm với chính sách tiền tệ tại Mỹ”, ông Bình giải thích. “Khi đối mặt với khả năng lạm phát tăng mạnh, các nhà làm chính sách sẽ nhanh chóng rút lại các gói kích thích kinh tế hoặc tăng lãi suất. Đến cuối năm 2021, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch sẽ có thể giảm nhẹ”.

Những thay đổi gần đây trong dự báo sản xuất cà phê của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã có tác động đáng kể lên mức độ tăng giá trên mỗi sàn giao dịch cà phê, mặc dù giá cà phê trên sàn Luân Đôn đã chạm mức cao nhất trong 10 năm trước sàn giao dịch chứng khoán New York. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2021/22 tại Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – tăng lên 31,1 triệu bao loại 60kg, so với mức 30,8 triệu bao trong dự báo trước đó. “Giới kinh doanh dự báo nguồn cung lớn từ Việt Nam và dự báo này đã tạo nên áp lực lên thị trường giao dịch cà phê Robusta”, ông Bình nhận định.

Xuất khẩu cà phê tháng 11 giảm cả về lượng và giá trị

Theo ước tính từ Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê Việt Nam tháng 11/2021 đạt 78.000 tấn, trị giá 181 triệu USD, giảm 21,4% về lượng và 16,5% về giá trị so với tháng 10. Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng nhưng tăng 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 11/2021, giá xuất khẩu cà phê trung bình từ Việt Nam ước đạt 2.327 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng 10 và cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu cà phê trung bình ước đạt 1.931 USD/tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VNS

Admin

Giá cà phê tăng cao báo trước một cuộc khủng hoảng tài chính

Bài trước

Công ty Thụy Sĩ Sucafina mua lại Mercon's Mercafe Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao