0

Việt Nam và các nước xuất khẩu cà phê lớn khác đã đi được nửa vụ thu hoạch 2022/23 nhưng bất ổn vẫn đang bóp nghẹt thị trường.

Những hy vọng giữa vòng xoáy bất ổn

Các diễn biến giá trái chiều trên các sàn giao dịch cà phê Luân Đôn và New York có thể là ngạc nhiên lớn nhất. Giá cà phê Robusta trên thị trường Luân Đôn tăng 37 USD/tấn, tương đương 1,73%, trong 6 tháng đầu vụ thu hoạch; trong khi giá cà phê Arabica trên thị trường New York giảm tới 885 USD/tấn, tương đương 19,13%. Giá cà phê Robusta đóng cửa ngày 31/3 ở mức 2.173 USD/tấn, tăng tới 414 USD/tấn, tương đương 23,54% so với cùng kỳ năm 2022. Giá cà phê Arabica nhích nhẹ 68 USD/tấn, tương đương 1,86%, trong cùng kỳ so sánh.

Các ngân hàng trung ương có rất ít lựa chọn ngoài chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát toàn cầu nóng lên nhanh chóng. Động thái này được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt lạm phát nhưng cũng được cho là gây áp lực lên giá cà phê ở các thị trường phái sinh. Cuối tháng 3 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi xuất cho vay liên bang lên 5% từ mức gần 0% hồi tháng 3/2022.

Trong khi đó, lạm phát tại khu vực đồng Euro giảm từ mức 8,5% trong tháng 2/2023 xuống còn 6,9% trong tháng 3/2022; trong khi lạm phát tại Mỹ chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 4,6% trong cùng kỳ so sánh. Lạm phát hạ nhiệt khơi thông cải thiện thị trường, đặc biệt là tại Mỹ và các nước thành viên EU, trong số các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Các chuyên gia thị trường cho rằng bất cứ đợt tăng lãi suất nào hiện cũng đang trong các giới hạn kiểm soát được. Các nhà làm chính sách tại FED chỉ nâng lãi suất 0,25% mặc dù ngân hàng trung ương châu Âu gần đây đã thông báo nâng 50 điểm cơ bản. Do các ngân hàng trung ương đang tìm cách nới lỏng chính sách tiền tệ, các hãng giao dịch hàng hóa đang tìm kiếm những tia hy vọng giữa vòng xoáy thị trường. Trong bối cảnh này, cà phê không phải là một ngoại lệ.

Các yếu tố cung – cầu

Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào tác động tới diễn biến thị trường cà phê trong nửa đầu vụ thu hoạch: sụp đổ tín dụng và tăng lãi suất, hay thiếu nguồn cung và giảm nhu cầu. Hợp đồng tương lai trên thị trường cà phê liên quan tới các sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa được theo dõi chặt chẽ. Nguồn cung cà phê chứng nhận – tức cà phê đã được các tổ chức đủ điều kiện đánh giá và sau đó được bảo quản trong các kho được chỉ định, đảm bảo chất lượng cà phê đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, theo DRWakefield, một doanh nghiệp cà phê tại Luân Đôn. Tồn kho cà phê chứng nhận tác động mạnh lên giá cà phê trong những tháng vừa qua.

Xét tới những bất ổn trên thị trường, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư tài chính bị thu hút sử dụng cà phê chứng nhận là một công cụ định giá để đạt được lợi thế so với các đối thủ khác. Khi các công ty muốn tăng giá, họ có thể giảm tồn kho cà phê, khiến người ta giả định tình trạng thiếu hụt tồn kho ngắn hạn có thể diễn ra. Do tồn kho có thể giữ trong nhiều năm, tình trạng tồn kho cà phê có thể mang tới một số thông tin sâu về nguồn cung thị trường và giá tương lai.

Mặc dù có nhiều báo cáo về sản xuất, nhu cầu và nguồn cung cà phê theo nước hoặc trên phạm vi toàn cầu, nhưng vẫn có nhiều nghi hoặc về mức độ tin cậy của những thông tin này. Một số chuyên gia cho rằng nguồn cung đang trong tình trạng thặng dư, trong khi một số khác không đồng ý. Rủi ro và tính mơ hồ tiếp tục tác động lên tâm lý thị trường. Năm 2023, sản lượng cà phê Brazil ước đạt 55 – 65 triệu bao loại 60kg và sản lượng cà phê Việt Nam đạt khoảng 25 – 31 triệu bao. Một số cho rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể kéo giá cà phê lên mức 2.500 USD/tấn đối với cà phê Robusta và 5.732 USD/tấn đối với cà phê Arabica – mức cao kỷ lục trong năm 2022. Ngược lại, những người cho rằng cà phê đang dư cung có thể dự báo giá cà phê Robusta đã đạt đỉnh, xoay quanh mốc 2.200 USD/tấn.

Sự chú ý đổ dồn vào thị trường cà phê

Nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu có thể tăng mạnh trong những tháng tới do vụ thu hoạch đạt dỉnh tại cả Brazil và Indonesia. Do đó, dự báo giá cà phê đạt mức 2.500 USD/tấn trên thị trường Luân Đôn trong thời gian tới có vẻ kém khả thi, đặc biệt khi xét tới tồn kho cà phê của Việt Nam bổ sung thêm 11,7 triệu bao.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, Ngân hàng Trung ương Việt Nam nỗ lực hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng. Nỗ lực này nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách giảm bớt những trở ngại trong hoạt động của các doanh nghiệp do khủng hoảng tín dụng kéo dài. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu các nhà xuất khẩu Việt Nam có bán non theo xu hướng thị trường. Nhưng khi vay vốn trở nên dễ dàng hơn thì các công ty trong nước có thể nỗ lực tích trữ cà phê. Vận động cung  - cầu sẽ tiếp tục tác động lên cách một doanh nghiệp cà phê ghi nhận lợi nhuận trong giai đoạn thị trường biến động.

Theo Saigon Times

Admin

Ấn Độ kỳ vọng lạm phát lương thực sẽ chậm lại trong những tháng tới

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu hơn 6,1 triệu tấn gạo trong 8 tháng; Nhập khẩu gạo của Philippines đạt 2,72 triệu tấn vào cuối tháng 8 khi giá gạo toàn cầu tăng; Indonesia muốn nhập khẩu thêm 900.000 tấn gạo cho đến cuối năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao