Giá lợn tại Việt Nam giảm mạnh, nông dân kêu gọi giảm nhập khẩu
Giá lợn tại Việt Nam đã liên tục giảm trong quý 3 do đại dịch. Hiện giá lợn sống chỉ còn 1,7 USD/kg nhưng các nhà sản xuất dự báo giá có thể giảm xuống chỉ còn 1,1 USD/kg. Nông dân thua lỗ nặng nề, Hiệp hội Chăn nuôi đang kêu gọi chính phủ giảm nhập khẩu thịt lợn, lo ngại thịt lợn nhập khẩu giá rẻ sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của thịt lợn trong nước. Các chuyên gia ngành chăn nuôi cũng kêu gọi chính phủ cân nhắc các điều khoản thương mại tự do trước khi quyết định tăng nhập khẩu.
Dịch tả lợn vẫn hoành hành tại Việt Nam
ASF vẫn đang diễn ra trên 53/63 tỉnh thành tại Việt Nam báo cáo phát hiện ổ dịch trong 2 tháng qua. Cục Thú ý cho biết tính tới ngày 15/10, cả nước có 1.834 ổ dịch tả lợn. Các nhà chức trách đã tiêu hủy hơn 112.000 con lợn từ đầu năm tới nay, cao gấp 2 lần so với năm 2020. “Nếu dịch tả lợn tiếp tục lan rộng, nông dân sẽ kiệt sức và thêm nhiều hộ chăn nuôi và trang trại rời bỏ ngành”, theo phó chủ tịch Hiêp hội chăn nuôi Việt Nam Đoàn Xuân Trúc cho biết.
VFood tìm cách chứng nhận phúc lợi động vật cho sản phẩm trứng vịt
CTCP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (VFood) đang tìm cách chứng nhận trứng vịt theo các tieu chuẩn phúc lợi. “Chúng tôi đang làm việc với các tổ chức chứng nhận để hiểu về quy trinh sản xuất trứng vịt. chúng tôi có chứng nhận tương tự do trứng gà thả đồi và chúng tôi sẽ tiến tới trứng vịt”, theo phó tổng giám đốc VFood Trương Chí Cường cho hay. Ông cho biết công ty cũng đạt mục tiêu sản xuất trứng gà bổ sung Omega 3 và trứng cút để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng đối với trứng giá trị cao.
CJ Vina đưa thịt lợn tươi vào các kênh bán lẻ hiện đại
CJ Vina Agri tại việt Nam là một công ty con của tập đoàn CJ từ Hàn Quốc, đã đưa sản phẩm thịt lợn tươi Meat Master vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Sản phẩm đang được bán trong hệ thống cửa hàng tiện lợi GS25 tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cho hay việc đóng cửa các chợ truyền thống đã kéo người tiêu dùng tới hệ thống bán lẻ hiện đại khi mua hàng hóa thiết yếu, nên công ty quyết định nâng cấp hệ thống phân phối thịt. Đến cuối năm 2021, CJ Vina Agri sẽ hợp tác với các chuỗi siêu thị khác để đạt mục tiêu dài hạn về bao phủ tất cả các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Đại dịch làm thay đổi thói quen tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam
Thói quen tiêu dùng thịt lợn thay đổi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 tại Việt Nam khi hàng loạt chợ truyền thống bị đóng cửa – vốn là kênh bán lẻ lớn nhất cho thịt giết mổ tươi. Tình hình này có thể dẫn tới những thay đổi trong lựa chọn sản xuất. “Người tiêu dùng sẽ chuyển sang thịt mát, thịt đóng gói sẵn”, theo ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết. Ông cho biết thêm người tiêu dùng nhận ra những lợi ích của bán lẻ hiện đại trong đại dịch. “Đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất theo dõi và thích ứng”. Ông dự báo các chợ truyền thống vẫn sẽ mở cửa hoạt động, nhưng sẽ giảm số người mua sắm tại đây.
Suy giảm sản xuất thịt tác động lên nhu cầu TACN tại Việt Nam
Nhu cầu TACN tại Việt Nam sẽ giảm mạnh do nông dân chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản đang giảm sản xuất. Nông dân đang thua lỗ do giá thấp trong 3 tháng qua. Mặt khcá, các nhà máy TACN không vận hành hết công suất do các quy định kiểm soát dịch. Trong báo cáo mới nhất, USDA ước tính nhu cầu TACN tại Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức 26,2 triệu tấn, giảm từ mức ước tính 27,8 triệu tấn trong báo cáo trước. Năm 2022, cơ quan này ước tính nhu cầu chăn nuôi sẽ tăng trở lại mức 27,5 triệu tấn.
Việt Nam lựa chọn các nhà cung cấp ngô giá tốt hơn
Giá cao và nhu cầu biến động mạnh đang buộc các nhà giao dịch ngô Việt Nam tìm kiếm các nhà cung cấp ngô có giá tốt hơn. Các nhà cung cấp truyền thống là Argentina và Đông Âu. Trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu ngô từ hai nhà cung cấp này giảm lần lượt 32% và 68%. Đồng thời, nhập khẩu ngô từ Mỹ và Nam Mỹ tăng 2 – 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Các nhà giao dịch cũng đang tăng mua từ Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Nhập khẩu từ các thị trường này từ mức chưa đến 10.000 tấn trong năm 2020 lên lần lượt 1 triệu tấn, 197.000 tấn và 80.000 tấn.
Theo Asian Agribiz
Bình luận