Các nỗ lực khôi phục chăn nuôi lợn và tăng nhập khẩu thịt lợn đã đẩy giá lợn hơi giảm mạnh trong vài tháng vừa qua.
Sau các đợt bùng phát dịch tả lợn tại một số tỉnh thành trong năm 2020, giá lợn hơi tăng mạnh, lên tới 90.000 đồng/kg do thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, giá lợn hơi nội địa đã giảm mạnh xuống khoảng 40.000 đồng/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng từ 38.000 – 42.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại khu vực Tây Nguyên dao động từ 43.000 – 44.000 đồng/kg và tại khu vực miền trung từ 41.000 – 47.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Quyết, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi khu vực Đông Nam bộ, cho biết giá lợn hơi tăng sau các đợt bùng phát dịch tả lợn đã khuyến khích nông dân khôi phục căn nuôi, trong khi chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan điều tiết thị trườn thông qua tăng nhập khẩu thịt lợn. “Sự trùng hợp giữa các hoạt động chăn nuôi trong nước phục hồi và nhập khẩu thịt lợn tăng đã đẩy giá lợn hơi giảm mạnh”, ông cho hay.
Tính tới tháng 8, khu vực miền Nam có tổng cộng khoảng 8 triệu con lợn, với sản lượng khoảng 869.000 tấn thịt lợn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu từ nhóm công tác thuộc Bộ NNPTNT. Ngoài ra, sẽ có thêm 430.000 tấn thịt lợn dự kiến bổ sung cho nguồn cung trong những tháng cuối năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam đạt khoảng 257.000 tấn, trị giá 508 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và 83,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, theo Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT.
Do giá lợn hơi tăng vọt, ông Quyết cho rằng cần phải nhập khẩu thịt lợnd dể điều tiéte thị trường nhưng lượng nhập khẩu cần được kiểm soát để bảo vệ nông dân trong nước. Nếu nông dân thua lỗ nặng nề do giá lợn hơi giảm thì họ sẽ ngừng nuôi, dẫn tới tác động tiêu cực lên các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo VNS
Bình luận