Thực phẩm và Đồ uống

Ngành nông nghiệp ghi nhận thặng dư thương mại trong 9 tháng đầu năm 2021, bất chấp tác động của COVID-19

0

Ngành nông nghiệp ghi nhận thặng dư thương mại 3,3 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tới gần như mọi ngõ ngách của nền kinh tế.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị thương mại nông lâm thủy sản ước đạt 67,7 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2020, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết trong họp báo tổ chức ngày 5/10. Kim ngạch xuất khẩu tăng 17,7% lên 35,5 tỷ USD và giá trị nhập khẩu tăng 41,6% lên 32,2 tỷ USD. Bộ cho biết xuất khẩu nông sản chính đạt 15,8 tỷ USD (+14,4%), các sản phẩm lâm sản đạt 11,97 tỷ USD (+31,6%), và thủy sản đạt 6,2 tỷ USD (+2,4%). Ngành nông nghiệp được cho là sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong cả năm 2021, bất chấp những diễn biến phức tạp của đại dịch.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, nhiều nông sản ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu tích cực, bao gồm cà phê, cao su, rau quả, hạt tiêu, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, các sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm, mây tre đan. 4 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (chiếm 28,6%), Trung Quốc (19,1%), Nhật Bản (6,8%) và Hàn Quóc (4,3%).

Ông Nguyễn Văn Việt, vụ trưởng Vụ Kế hoạch thuộc Bộ NNPTNT cho biết ngành nông nghiệp ghi nhận giá trị gia tăng trong quý 3 tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2020, đưa tốc độ tăng trưởng 9 tháng về giá trị gia tăng của ngành lên 2,74%, đóng góp 23,52% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Theo ông Việt, để đạt tốc độ tăng trưởng 2,8% toàn ngành trong năm 2021, các ngành chăn nuôi và thủy sản phải tăng trưởng mạnh trong quý 4. Do đó, bộ đã ban hành một kế hoạch hành động tập trung vào sản xuất và kinh doanh, sau khi nhiều sự kiện thời tiết và diễn biến của đại dịch COVID-19 gây tác động tiêu cực tại nhiều địa phương.

Kế hoạch này sẽ đảm bảo triển khai liên tục các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng nội địa. Bộ sẽ xúc tiến phát triển thị trường và dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùngnội địa và xuất khẩu. Bộ sẽ thắt chặt liên kết với các doanh nghiệp như Viettel Post, VNPT Post và các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa để thúc đẩy tiêu dùng nông sản và giao dịch điện tử, cung cấp hỗ trợ cho thương mại nông sản trên các nền tảng thương mại điện tử. Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương cùng các hiệp hội để dỡ bỏ khó khăn trong thông quan và cơ sở hạ tầng logistics, tránh ùn tắc hàng hóa tại các khu vực sản xuất nguyên liệu, các nhà máy và tại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc. Bộ cũng sẽ tập trung mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế tại các thị trường xuất khẩu và cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Thông tin về chính sách và các quy định trên các thị trường xuất khẩu liên quan đến đại dịch COVID-19 cũng sẽ được cung cấp. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tham tán thương mại ở nước ngoài để hỗ trợ xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn sang EU, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo VNS

Admin

Thặng dư thương mại nông sản tăng gần gấp đôi trong quý 1/2024 nhờ giá cà phê, gạo tăng mạnh

Bài trước

Nông-lâm-thủy sản xuất siêu hơn 12 tỷ USD vào năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc