0

Với mức giá thấp như hiện nay, nông dân đang thua lỗ 2 triệu đồng/lợn. Nếu giá tiếp tục giảm, nông dân sẽ bỏ nuôi, dẫn tới khả năng thiếu thịt lợn dịp Tết Nguyên đán.

Hơn 10 ngày trước, ông Nguyễn Công Bắc, chủ một trang trại nuôi 10.000 con lợn tại tỉnh Sơn La, phải bán lợn vơi sgiá 42.000 đồng/kg lợn hơi, chịu thua lỗ lớn. Ông cũng đã bán một mẻ 600 con lợn vào ngày 6-7 với giá chỉ 36.000 đồng/kg. “Với mức giá hiện nay, tôi thua lỗ tới 2 triệu đồng trên mỗi con lợn bán ra”, ông Bắc chia sẻ. “Các hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ còn hứng chịu mức thua lỗ lớn hơn, lên tới 2,5 triệu/con”. Trong khi đó, giá lợn hơi tiếp tục giảm. Tại miền Bắc, giá lợn hơi dao động từ 36.000 – 42.000 đồng/kg. Tại miền Trung, giá lợn hơi dao động từ 42.000 – 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất kể từ cuối năm 2019, khi đại dịch ASF lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Theo Bộ NNPTNT, tổng quy mô chăn nuôi lợn trên cả nước tăng 3,8% so với năm 2020, nâng tổng sản lượng thịt lợn hơi lên 3.06 triệu tấn, tăng 5% so với năm ngoái. Quy mô chăn nuôi lợn dần phục hồi sau dịch tả lợn nhưng nông dân vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do giá TACN tăng tới 16 – 30% từ cuối năm 2020, trong khi giá thịt lợn liên tục giảm kể từ cuối tháng 4 do nhu cầu giảm.

Ông Nguyễn Văn Trọng, một lãnh đạo từ Bộ NNPTNT, xác nhận giá thịt lợn đang giảm do nhu cầu giảm mạnh tại các siêu thị lớn. Ngành chăn nuôi đang đứng trước áp lực lớn do gián đoạn chuỗi cung ứng trong giai đoạn COVID-19. Đồng thời, chi phí vận chuyển tăng, dẫn tới chênh lệch giá lớn giữa giá lợn cổng trại và giá thịt lợn tại các chợ bán lẻ. Ông Trọng cảnh báo rằng do nông dân đang thua lỗ lớn nên họ ngần ngại tái đàn. “Nếu tình hình kéo dài như hiện nay, khả năng sẽ thiếu thịt lợn vào dịp tết Nguyên đán là rất cao”, ông nhấn mạnh thêm rằng chỉ cần 40 ngày để chăn nuôi gia cầm tới trọng lượng thương phẩm nhưng cần tới 6 tháng để có lợn thương phẩm cung cấp ra thị trường.

Do đó, các lãnh đạo địa phương cần hỗ trợ nông dân chăn nuôi lợn để tái đàn và tránh gián đoạn chăn nuôi. Đồng thời, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển lợn, TACN, con giống và lợn thương phẩm. Các ngân hàng thương mại nên gia hạn các khoản thanh toán nợ vay hoặc đóng băng nợ để hỗ trợ nông dân tiếp tục sản xuất. Bộ NNPTNT cho biết đang làm việc với các côgn ty chăn nuôi để tái đàn lợn, đảm bảo đủ nguồn cung thịt lợn cho mùa tiêu dùng cao điểm cuối năm.

Theo VNS

Admin

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài trước

Tác động lên thị trường hàng hóa do sự hỗn loạn ở Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt