Nuôi trồng thủy sản là một nguồn protein thủy sản chính và theo UNFAO, có khoảng 114,5 triệu tấn thủy sản toàn cầu được sản xuất thông qua nuôi trồng tính tới năm 2018. Châu Á rõ ràng nắm vị thế áp đảo trong lĩnh vực này, chiếm 89% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu trong 2 thập kỷ qua và dự báo tiếp tục tăng tới năm 2030.
Ngành nuôi trồng thủy sản đạt được những thành công lớn trong vài thập kỷ qua, tăng khoảng 527% từ năm 1990 – 2018- nhưng theo các chuyên gia ngành, một số dấu hiệu suy giảm đang nổi lên rõ rệt và các tác nhân ngành cần triển khai một số thay đổi lớn để vững chân trong ngành. “Thông thường, nuôi trồng thủy sản thường được liên tưởng tới những lồng nuôi mở trên biển và nuôi trong ao, với nhiều vụ sản xuất bội thu trong những thập kỷ qua”, theo đồng chủ tịch Sustainable Development in Agriculture & Fishery Sectors trong khuôn khổ Đối tác Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, giáo sư an ninh lương thực Matthew Tan phát biểu trong hội thảo trực tuyến gần đây có chủ đề Food technology, Seafood and Sustainability during COVID-19. “Tuy nhiên, trong 15 năm qua, chúng ta quan sát thấy sự suy giảm rất nhanh của ngành này và chủ yếu là do hai yếu tố: dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và hiện tượng tảo. Cả hai vấn đề môi trường này đều là những rào cản lớn cho ngành – ví dụ như ngành nuôi tôm từng là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất trong nuôi trồng thủy sản nhưng chưa bao giờ đạt tối đa tiềm năng do từ thập niên 1970s đã hứng chịu hàng loạt dịch bệnh nối tiếp nhau, từ dịch bệnh đốm trắng tới dịch tôm chết sớm tới EHP và các loại bệnh khác”.
Cho tới nay, ngành nuôi tôm toàn cầu vẫn thiệt hại khoảng 22% sản lượng, tương đương 1 tỷ USD hàng năm do dịch bệnh. “Dịch tảo là vấn đề một loạt tảo sinh trưởng quá nhanh, có thể phá hủy toàn bộ các hệ thống sinh thái nuôi thủy sản khi chiếm dụng toàn bộ oxy hoặc thải ra các chất động hại – 30 năm trước chúng ta từng ghi nhận các đợt bùng phát tảo nhưng với tần suất chỉ 10 năm/lần, nhưng cách quãng thời gian đang ngắn lại đáng kể và hiện nay ghi nhận hiện tượng này xảy ra cứ 6 tháng/lần”, theo giáo sư Tan cho hay. “Những vấn đề môi trường lớn đang tàn phá hoạt động nuôi trồng thủy sản nhưng thay vì chỉ tập trung ở bờ biển và dựa vào hên xui, cách duy nhất để nuôi trồng thủy sản có thể phát triển bền vững là dựa vào công nghệ. Ví dụ, sử dụng IoT để dự báo tình trạng bùng phát tảo và lê kế hoạch thu hoạch cùng với các biện pháp ứng phó. Nhưng phần thưởng thực sự với công nghệ cho thủy sản là hướng tới tuyến nuôi trồng thông minh, tức vượt lên công nghệ để ưu tiên đô thị hóa và hiệu quả sản xuất siêu thâm canh với tác động rất nhỏ tới môi trường. Nghĩa là có những trại nuôi thủy sản ngay trong lòng thành phố với công nghệ như công nghệ thời tiết thông mình và thu hoạch tự động – đồng thời ưu tiên những nhu cầu của người tiêu dùng về không sử dụng kháng sinh hoặc hóa chất”.
Hiệu ứng COVID-19
Giáo sư Tan cũng cho rằng sự chuyển dịch trong ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới áp dụng công nghệ mới sẽ được đẩy nhanh nhờ COVID-19, dẫn tới tình trạng thua lỗ trên diện rộng của nhiều doanh nghiệp. “Tôi gọi đây là hiệu ứng COVID-19 bởi trong suốt các giai đoạn phong tỏa nhiều ao nuôi phải bỏ, cá tôm chết do không được cho ăn khi nhiều công nhân không được phép đi ra ngoài, do đó ngày càng nhiều người trong ngành kinh doanh ngày nhận thấy tầm quan trọng của đô thị hóa”, ông cho hay. “Các mô hình nuôi trồng thruy sản truyền thống luôn theo cụm gần gũi nhau trong một khu vực nhưng do hiệu ứng COVID-19, tôi đang ghi nhận ngành nuôi trồng thủy sản trải qua một giai đoạn giải cụm trên diện rộng và các hoạt động tìm kiếm giải pháp hướng tới nuôi trồng thông minh”.
Năng suất của các trại nuôi thông minh nhờ vào tính hiệu quả là một điểm thu hút lớn – hiện một trại nuôi trung bình tại châu Á có năng suất khoảng 34 tấn/ha – nhưng sử dụng công nghệ và các hệ thống nuôi trồng mới có thể đưa năng suất tăng gấp 50 lần lên khoảng 2 tấn/ha. “Nhờ áp dụng mô hình nuôi thông minh, hiệu quả sử dụng năng lượng tăng – chỉ 1,5kW/kg so với mức 25 – 30kW/kg trước đây, qua đó củng cố tính bền vững và đồng thời tiết kiệm chi phí”.
Tập trung vào tính đa dạng
Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản cũng được khuyến nghị tập trung vào các nguồn lực, đặc biệt là nếu gặp hạn chế nguồn lực, vào một số loại thủy sản nhất định thay vì nỗ lực mở rộng nuôi nhiều loài khác nhau. “Kết luận ban đầu từ một trong các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tập trung nguồn lực vào chỉ một hoặc mộ số ít loài, đặc biệt là nếu xảy ra dịch bệnh, sẽ giúp năng suất tăng”, giáo sư Tan cho hay. “Nhiều doanh nghiệp hiện nay muốn nuôi nhiều loài trong cùng thời điểm để bảo hiểm cho sản xuất, nhưng chúng tôi cho rằng điều này dẫn tới mất tập trung và chuyên môn, và khi thị trường bắt đầu tăng trưởng thì các nguồn lực sẽ bắt đầu cạn kiệt. Vì vậy, lời khuyên that sự là tập trung, hiểu biết về thế mạnh của mình và tận dụng nguồn lực tốt”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận