0

Ngành chăn nuôi khổng lồ của Trung Quốc đang đối mặt với đợt tăng chi phí TACN mới do cuộc khủng hoảng điện năng tồi tệ nhất trong nhiều năm buộc các nhà máy nghiền đậu tương phải đóng cửa, làm giảm mạnh nguồn cung và đẩy giá tăng cao, theo các nhà phân tích và chuyên gia ngành cho hay. Chi phí TACN tăng diễn ra vào thời điểm tồi tệ cho nông dân Trung Quốc – khi nhiều người vốn đang chật vật trong thua lỗ và biên lợi nhuận yếu do giá lợn hơi ở mức đặc biệt thấp.

Ít nhất một nửa số nhà máy nghiền đậu tưởng tại khu vực miền bắc và đông bắc Trung Quốc đã đóng cửa từ tuần trước và sẽ duy trì đóng cửa ít nhất sau ngày lễ Quốc khánh 1/10, một nhà quản lý nhà máy và thu mua TACN cho Reuter biết. Các nhà nghiền đậu tương để sản xuất bột đậu tương – một nguồn protein quan trọng trong TACN lợn, gà và thủy sản. Sản lượng đậu tương nghiền trong tháng 9/2021 giảm 9,4% so với tháng 8, xuống còn 7,68 triệu tấn, theo nhà tư vấn MyStee trong báo cáo gần đây. Giá bột đậu tương tại Thiên Tân, một trung tâm sản xuất lớn tại miền bắc tăng vọt 220 NDT (34 USD) lên 3.800 NDT/tấn hồi tuần trước, mặc dù giá đã giảm nhẹ trước ngày lễ Quốc khánh.

Chi phí TACN tăng vọt vào thời điểm nông dân chăn nuôi lợn gặp khó với giá lợn hơi thấp, đặc biệt là dưới áp lực sản xuất tăng khi hoạt động tái đàn diễn ra sôi động sau khi dịch tả lợn làm giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn của nước này. Giá lợn hơi thấp khó tin và nhu cầu yếu, đồng thời giá bột đậu tương và TACN lại đang tăng”, theo Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa tại StoneX.

Giá TACN vốn đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn, trong khi giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm. Nông dân chăn nuôi lợn thua lỗ hơn 500 NDT/con trong tháng 8, theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, và biên lợi nhuận đã giảm thêm từ đó tới nay.

Các nhà sản xuất điện bị buộc phả hạn chế nguồn cung tới người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm các nhà nghiền hạt có dầu trên khắp các vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc do nguồn cung than giảm mạnh và giá tăng. Cắt giảm nguồn cung điện cũng gây thiệt hại cho sản xuất ở hàng loạt các lĩnh vực khác nhau, khiến nhiều nhà phân tích hạ triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Với rất nhiều nhà máy phải đóng cửa, các nhà sản xuất TACN kết hợp bột đậu tương với ngô và các nguyên liệu khác đang ráo riết tìm kiếm các nguồn cung, kéo giá tăng. Giá TACN có thể sẽ tiếp tục tăng, theo ông Friedrichs, đồng thời tình trạng thiếu điện dai dẳng cũng đang tác động lên hoạt động sấy vụ ngô chỉ mới bắt đầu thu hoạch. Các nhà máy TACN có thể hạn chế dư địa tăng giá nhưng có quá nhiều nhà máy đang đối mặt với tình trạng doanh số giảm và thu hồi nợ theo một nhà quản lý tại một cơ sở sản xuất TACN cho lợn con. “Chúng tôi không muốn giết khách hàng của mình. Chúng tôi sẽ chờ tới sau kỳ nghỉ lễ rồi đưa ra quyết định”.

Một nhà máy sản xuất thức ăn cho cá tại tỉnh miền đông Giang Châu cho biết nhà máy của ông buộc phải tạm ngừng hoạt động hồi tuần trước và đang mất 2 triệu NDT/mỗi ngày tiền doanh thu vào đúng thời điểm quan trọng. “Đây là thời gian quan trọng trong nuôi cá – tháng cuối cùng để vỗ béo. Nếu không ch cá ăn trong tháng này thì chúng có thể chết và tất cả hóa thành xôi hỏng bỏng không”, ông cho biết. Giá cá cũng đã tăng vọt 50% so với năm 2020 do nguồn cung giảm và nhu cầu cao. Một số nông dân cũng rất tuyệt vọng đến mức họ phải cho cá ăn bột đậu tương chưa chế biến, vốn không tốt cho cá lẫn nguồn nước.

Theo Reuters

Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc