0

Cước vận chuyển quốc tế đã tăng mạnh từ giữa năm 2020 sang năm 2021. Giá cước vận chuyển tăng gấp 3 lần trong một số trường hợp so với năm 2020 như trong biểu đồ dưới đây.

Các chuyên gia ngành nhận định 5 nguyên nhân khiến cược vận chuyển neo cao:

  1. Do COVID-19 bắt đầu tác động lên mọi thứ từ đầu năm 2020, đồng thời tạo ra tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và nhu cầu đối với hàng hóa. Các nước đóng mở cửa trong những giai đoạn khác nhau tạo nên tình trạng nguồn cung không ổn định và không thể dự báo. Nhiều ngành như thủy sả, rau quả và các sản phẩm dễ hỏng khác bị thiệt hại nặng nề trong giai đoạn phong tỏa. Các công ty vận chuyển giảm công suất và tình trạng thiếu container rỗng dai dẳng khiến tình trạng nguồn cung thêm tồi tệ. Mặt khác, khi tình trạng phục hồi, nhu cầu đối với hàng tiêu dùng cũng như thương mại quốc tế thông thường trên thị trường thế giới tăng nhanh trở lại. Do đó, công suất vận tải biển khó đáp ứng nhu cầu khi các nền kinh tế đồng loạt ở cửa và tồn kho của các doanh nghiệp bắt đầu tăng.

  1. Lựa chọn thay thế cho vận tải biển rất hạn chế , nghĩa là khó tránh được tình trạng chi phí vận chuyển tăng vọt. Đối với một số hàng hóa có giá trị cao thì có thể vận chuyển bằng đường hàng không, tàu hoặc thậm chí xe tải. Tuy nhiên, các nhà cung cấp hàng hóa, thủy sản và các sản phẩm thực phẩm khác có ít lựa chọn hơn do giá trị sản phẩm không cao. Thi thoảng, các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải trả thêm cước để có chỗ trên tàu, tránh tình trạng thiếu hàng.
  1. Công suất vận tải biển không tăng trong khi lượng xuất khẩu từ một số nước đang tăng liên tục. Một số nước đang có hoạt động xuất khẩu tăng vượt mức trước COVID-19. Thương mại quốc tế có vẻ sẽ tiếp tục tăng không chỉ từ các nước giao thương lớn mà còn từ các nước đối tác của họ. Mua sắm trực tuyến là một trong những nguyên nhân gây ra bùng nổ thương mại. Những nhà xuất khẩu mới nổi lên mỗi ngày. Hàng hóa được gửi đi khắp thế giới dễ dàng hơn trước, khi khách hàng có thể khám phá thêm nhiều mặt hàng trên toàn cầu từ nhiều nhà cung cấp.
  2. Nhiều tuyến vận chuyển lớn đang phục hồi nhưng tình trạng hủy chuyến làm giảm công suất khoảng 10%. Các công ty vận chuyển đang nỗ lực giảm tỷ lệ hủy chuyến. Trong quý 3/2021, tỷ lệ hủy chuyển có thể giảm 4% nhưng tình trạng thâm hụt vẫn lớn.
  3. Tắc nghẽn tại cảng là một vấn đề lớn khác gây ra chậm trễ và hủy giao hàng. Diễn biến giao hàng năm 2021 nối tiếp tình trạng năm 2020 khi số tàu chuyến tiếp tục giảm và thời gian chậm trễ của tàu tiếp tục tăng lên.

Hiện tình hình chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn. Một số nguồn tin nhận định tình trạng này sẽ kéo dài tới mùa hè năm 2022. Phần lớn các nhà vận chuyển đang chạy gần 100% công suất nên nếu có bất cứ vấn đề dù nhỏ như những tai nạn và sự cố cũng có thể gây ra những tác động lớn. Báo cáo gần đây cho thấy khoảng 65 tàu đang xếp hàng tại các cửa ngõ Los Angeles và Long Beach của California. Nếu tất cả các vấn đề không thể được giải quyết thì khả năng giá vận chuyển giữa Mỹ và châu Á có thể tăng tới hơn 500% so với năm 2020. Nếu công ty đủ lớn và có biên lợi nhuận tốt thì có thể có đủ sức chịu đựng tình trạng này. Nhưng nếu công ty nhỏ và sản phẩm có biên lợi nhuận nhỏ thì gần như chi phí vận chuyển sẽ làm họ mất khách. Một số công ty đã phải nâng giá sản phẩm để bù đắp chi phí vận chuyển.

Theo Siam Canadian

Admin

Xuất khẩu nông sản Việt Nam tăng vọt, dự kiến ​​đạt 61 tỷ USD trong năm 2024

Bài trước

Nhu cầu thực phẩm tăng thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc