0

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành một chỉ thị nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh kiểm soát và ngăn chặn dịch COVID-19.

Chỉ thị số 26/CT-TTg cho biết làn sóng COVID-19 lần thứ 4 diễn ra và lây lan nhanh chóng, tác động nghiêm trọng lên sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội. Nhằm nhanh chóng dỡ bỏ khó khăn và trở ngại, khôi phục sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách.

Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương các địa phương áp dụng các giải pháp đảm bảo rằng các chuỗi sản xuất nông nghiệp không bị gián đoạn; đồng thời rà soát và chuẩn bị toàn diện các điều kiện cho sản xuất vụ tới. Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản tới các khu vực đã kiểm soát đại dịch COVID-19 để hỗ trợ và bù đắp thiếu hụt cho các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh thành miền nam. Bộ NNPTNT sẽ chịu trách nhiệm chính và sẽ phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương trong xúc tiến mở cửa xuất khẩu chính ngạch cho các sản phẩm nông sản sang thị trường Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh dây, na, bưởi, các sản phẩm thủy sản); đàm phán khẩn cấp với các cơ quan liên quan phía Trung Quốc để giảm mức độ kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính đệ trình lên chính phủ và thủ tướng các chính sách hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản cho nông dân nhằm khôi phục sản xuất tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Bộ Công thương chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh mở cửa trở lại các chợ truyền thống và các chợ bán buôn để nhanh chóng cung cấp hàng hóa tới cho người dân; đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế soạn thảo các quy định nhằm đảm bảo ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, Bộ Công thương cần tích cực thảo luận với phía các cơ quan liên quan và các địa phương tại Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu và thông quan cho nông sản, đặc biệt là rau quả; khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế và các cửa khẩu chính; và hỗ trợ các thương nhân xúc tiến tiêu thụ nông sản thông qua các kênh thương mại điện tử.

Bộ GTVT sẽ hướng dẫn các cơ quan liên quan đảm bảo vận chuyển thông suốt trên khắp cả nước, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho vận chuyển nông sản và đầu vào sản xuất nông nghiệp. Bộ sẽ rà soát và yêu cầu bãi bỏ các văn bản tại địa phương trái ngược với các quy định của chính phủ và thủ tướng về thuận lợi hóa lưu thông hàng hóa. Bộ GTVT sẽ chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Bộ Công thương trong xử lý tình trạng thiếu hụt container và triển khai các giải pháp nhằm giảm cước vận chuyển cho xuất nhập khẩu.

Thủ tướng đã hướng dẫn Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ban ngành và địa phương về hướng dẫn các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ triển khai các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất. Bộ Y tế sẽ phải hướng dẫn, giám sát thống nhất các địa phương sử dụng kết quả và thời gian hiệu quả của hai phương pháp xét nghiệm COVID-19 (xét nghiệm nhanh và PCR).

Ngân hàng Nhà nước ViệtNam chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; triển khai nhanh chóng và hiệu quả các chính sách, chương trình tín dụng trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

Bộ Ngoại giao hướng dẫn các đại diện thưogn mại Việt Nam ở nước ngoài cập nhật thông tin về sản xuất, thị trường, nhu cầu nhập khẩu cả các nước, các cơ hội xúc tiến hợp tác và các rủi ro từ các rào cản thương mại cho nông sản Việt Nam. Bộ cũng sẽ tiếp tục xúc tiến toàn diện ngoại giao vắc xin.

UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc địa phương triển khai nhanh chóng và hieuẹ quả giải pháp của chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Cùng với đó, các địa phương nên chủ động phát triển các kế hoạch cho sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Các địa phương cũng triển khai các chính sách hỗ trợ các chủ phương tiện và lái xe bằng cách giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và lưu thông nguyên liệu sản xuất nông nghiệp; ưu tiên vắc xin cho người tham gia thu hoạch, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sả. Các địa phương có các cửa khẩu biên giới được yêu cầu tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp để dỡ bỏ các khó khăn trong kho bãi, bảo quản nông sản, các dịch vụ vận chuyển và logistics thương mại tại các cửa khẩu; đảm bảo thông quan cho nông sản trong mọi tình huống.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách