Thịt

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 23/9

0

Chi phí sản xuất xúc xích tại Việt Nam tăng cao

Chi phí sản xuất xúc xích tại Việt Nam tăng cao do gián đoạn nguồn cung nhập khẩu nguyên liệu thô do đại dịch. “Giá phụ gia nhập khẩu và vỏ xúc xích tăng do chi phí nhập khẩu tăng. Hơn nữa, giá thịt lợn – nguyên liệu chính sản xuất xúc xích cũng tăng giá”, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, phó tổng giám đốc tập đoàn Mavin cho hay. Để ứng phó, các nhà sản xuất xúc xích đang tăng tích trữ các nguyên liệu chính và tìm kiếm các nguồn thay thế trong nước để giảm chi phí.

Gián đoạn do COVID thúc đẩy tăng trưởng thương mại khu vực

Thương mại khu vực châu Á có thể tăng mạnh do những gián đoạn chuỗi cung ứng từ EU và Mỹ gây ra bởi COVID-19. “Ví dụ, nhu cầu đối với protein động vật của Trung Quốc đang tăng mạnh nên xuất khẩu từ các nước như Thái Lan và Việt Nam có thể kết nối tới thị trường này cũng như các thị trường trong khu vực. Đây là một khu vực chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng”, theo Anuj Maheshwari, giám đốc điều hành mảng kinh doanh nông nghiệp tại Temasek nhấn mạnh.

10 nhà xuất khẩu cá tra việt Nam được miễn trừ thuế chống bán phá giá tại Mỹ

10 nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục được miễn trừ thuế chống bán phá giá trên thị trường Mỹ. Trong các kết luận sơ bộ của đợt rà soát hành chính mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ (DoC), 25 công ty còn lại trong đợt rà soát vừa qua sẽ áp dụng mức thuế từ 1,94 – 3,87 USD/kg. DOC sẽ công bố phán quyết cuối cùng vào tháng 1/2022. Mỹ đang áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm cá tra Việt Nam từ năm 2003, với các mức thuế được rà soát hàng năm.

Trứng gà thả đồi được ưa chuộng tại Việt Nam

CTCP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (VFood) đã đầu tư vào một trang trại nuôi gà thả đồi đẻ trứng do dự báo nhu cầu đối với trứng được chứng nhận nhân đạo sẽ sớm tăng. “Trứng gà thả đồi sẽ ngày càng thay thế trứng thường làm nguyên liệu cho làm bánh và sản xuất thực phẩm trong tương lai”, theo ông Trương Chí Cường, phó tổng giám đốc VFood cho hay. Ông cho biết thêm trứng gà thả đồi cũng đang giúp đa dạng hóa danh mục trứng của VFood và cải thiện hình ảnh của công ty. Trang trại của VFood có 6.000 gà đẻ trứng, với sản lượng 1,5 triệu trứng/năm.

Việt Nam gia hạn chính sách thuế 0% đối với thịt từ Campuchia

Việt Nam sẽ tiếp tục miễn thuế nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Campuchia cho tới ngày 31/12/2021. Động thái này là một phần trong thỏa thuận thương mại song phương giữa 2 nước từ năm 2021 – 2022, được gia hạn từ thỏa thuận năm 2019 – 2020. Thỏa thuận này miễn trừ 31 mặt hàng – bao gồm gia cầm sống, thịt gia cầm, phụ phẩm gia cầm, thịt lợn đóng gói và các nông sản khác – đối với thuế nhập khẩu.

Giá TACN cao làm tăng chi phí sản xuất lợn tại Thái Lan

Chi phí sản xuất lợn tại Thái Lan trung bình hiện ở mức 2,4 USD/kg, chủ yếu do chi phí an toàn sinh học và giá nguyên liệu TACN như ngô và bột đậu tương liên tục tăng, theo thông tin từ ông Surachai Sutthitham, chủ tịch Hiệp hội những người chăn nuôi lợn Thái Lan. Tình hình này diễn ra giữa bối cảnh tiêu dùng thịt lợn giảm do tác động kinh tế của COVID-19. “Nhiều nông dân quy mô nhỏ và vừa ghi nhận thua lỗ và có thể phải rời bỏ ngành”. Ông Surachai kêu gọi Bộ Thương mại dỡ bỏ thuế nhập khẩu 2% đối với bột đậu tương.

Xuân Thiện xây dựng nhà máy chăn nuôi lợn trị giá 109 triệu USD

Tập đoàn Xuân Thiện đã nhận được phê duyệt từ UBND tỉnh Thanh Hóa để xây dựng một nhà máy chăn nuôi lợn trị giá đầu tư 109 triệu USD. Nhà máy mới này có công suất 5.000 lợn nái và sẽ bắt đầu khởi công từ tháng 4/2022. Các trang trại này là một phần trong dự án nông nghiệp của tập đoàn với tổng giá trị đầu tư lên tới 1,1 tỷ USD/ Công ty vốn là một công ty năng lượng nhưng đang nhìn thấy tiềm năng trong ngành chăn nuôi.

Maersk: Cước vận tải sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2021

Hãng vận tải AP Moller Maersk dự báo cước vận tải sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2021 do các chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục tắc nghẽn. Kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ tăng 7 – 8% trong năm 2021 so với năm 2020, theo giám đốc điều hành Maersk Soren Skou. “Chúng tôi cho rằng nhu cầu mạnh của người tiêu dùng cuối cùng, cộng với tăng tích trữ là các yếu tố tác động. Ngoài ra, công suất tại cảng, kho và tàu vẫn chưa được tận dụng triệt để do COVID-19”, Hiện 9 – 10% công suất container toàn cầu vẫn đang nằm tại cảng chờ dỡ hàng. Giảm nhẹ tình trạng tắc nghẽn này sẽ giúp thương mại tăng trưởng nhanh hơn.

Theo Asian Agribiz

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt