0

Chỉ một số rất ít các nhà sản xuất thủy sản có năng lực nối lại hoạt động ngay lập tức sau thời gian giãn cách xã hội, trong khi phần còn lại sẽ cần thời gian khá dài để tăng tốc.

Theo khảo sát do Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tiến hành, đến cuối tháng 8/2021, chỉ khoảng 30 – 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành miền nam còn duy trì hoạt động, trong khi hoảng 30 – 40% phải ngừng sản xuất và số còn lại đang chuẩn bị nối lại vận hành. Với các nhà máy đang hoạt động, chỉ 30 – 50% lực lượng lao động có thể làm việc tại chỗ, phần còn lại phải rời bỏ công việc hoặc nghỉ việc không lương. Do đó, công suất chế biến giảm tới 50 – 60%. Ước tính công suất chung trên toàn vùng giảm tới 60 – 70%. Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Đồng Tháp là các tỉnh có số nhà sản xuất thủy sản phải chấm dứt hoạt động hoàn toàn hoặc tạm thời, đông đảo nhất.

Các doanh nghiệp thủy sản còn vận hành đang nỗ lực duy trì lực lượng lao động chính để tiếp tục sản xuất, trong khi phải tạm cho nghỉ việc số còn lại hoặc trả mức lương tối thiểu theo vùng. Các doanh nghiệp khác ngừng hoạt động nhưng vẫn nỗ lực duy trì lương cho công nhân để giữ chân họ khi quay trở lại hoạt động.

Phục hồi trong sản xuất chịu tác động nặng nề bởi tình trạng đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng nguyên liệu thô, những khó khăn trong vận chuyển và mất khách hàng. Đặc biệt, khó giữ lực luowngj lao động không đổi do nhiều công nhân chưa được tiêm vắc xin hoặc đã trở về quê nhà, đang cách ly, hoặc đang điều trị COVID-19. Mặc dù công nhân trong các khu công nghiệp và các khu chế biến xuất khẩu được ưu tiên tiêm vắc xin, thực tế mới chỉ 30 – 40% số này được tiêm mũi đầu tiên tính tới cuối tháng 8 và chưa có công nhân nào tiêm đầy đủ 2 mũi. Các địa phương khác nhau cũng có tốc độ tiêm chủng khac snhau. Trong khi các doanh nghiệp tại tỉnh Cà May có độ phủ vắc xin cao nhất – lên tới 90 – 95% công nhân đã được tiêm mũi 1 – các địa phương khác tại Long An, Cần Thơ, và Hậu Giang chậm hơn nhiều.

Tính tới tháng 7, số đơn hàng của các doanh nghiệp thủy sản đã tăng 10 – 20% so với cùng kỳ năm 2020 do phục hồi kinh tế thế giới. Tuy nhiên, từ ngày 23/8, toàn bộ các tỉnh thành miền nam triển khai giãn cách xã hội nghiêm ngặt, ảnh hưởng tới sản xuất và vận chuyển. Tới cuối tháng 8, 40 – 50% số đơn hàng bị giao trễ và khoảng 10 – 15% đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu đang tìm kiếm các nguồn cung khác.

Theo  VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản