Lo ngại ngày càng chồng chất trước tình hình giá thủy sản tại Mỹ tăng
Giá thủy sản cao do lạm phát đang gây lo ngại cho toàn ngành thủy sản Mỹ, bao gồm cả những khách hàng là các nhà bán lẻ và dịch vụ ăn uống.
Giá thủy sản đông lạnh ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong quý 2/2021, với mức tăng tới 9,2% so với cùng kỳ năm 2019 lên trung bình 6,96 USD/lb tại các cửa hàng thực phẩm tổng hợp và các nhà bán lẻ lớn, theo IRI and 210 Analytics. Giá thủy sản đông lạnh cũng tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Các sản phẩm thủy sản đông lạnh cũng ghi nhận mức tăng giá mạnh nhất trong quý 1 so với quý 2 năm nay, với mức tăng 5,6%, trong khi giá các loại thủy sản bảo quản lâu dài tăng 3,3% và giá thủy sản tươi tăng 2%. Giá thủy sản tươi cũng tăng tới 8% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm 2019 và 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 lên trung bình 8,4 USD/lb.
Giá thủy sản thời hạn sử dụng dài tăng 4,4% trong quý 2/2021 so với cùng kỳ năm 2019 nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thủy sản bảo quản trong quý 2/2021 đạt trung bình 4,88 USD/lb. “Rất ít sản phẩm không tăng giá”, theo chủ tịch kiêm CEO Roger O’Brien của Santa Monica. Lạm phát giá trong phân phối, chế biến và doanh thu ngành dịch vụ ăn uống cho riêng khách hàng của ngành này đã tăng vọt 29% trong tháng 6/2021, theo ông O’Brien.
Chuỗi cung ứng thắt chặt đối với nhiều sản phẩm thủy sản buộc Santa Monica Seafood phải tăng mạnh tồn kho các sản phẩm đông lạnh hơn thông thường để đảm bảo đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu khách hàng. “Liên tục trao đổi thông tin với các đối tác cung cấp và đối tác quản lý tồn kho cũng trở thành một nguyên tắc trong thời gian nguồn cung thắt chặt này”, theo ông O’Brien cho hay.
Santa Monica Seafood đang nỗ lực “kiểm soát và giảm chi phí ngay khi có thể và tận dụng sức mua lớn để giữ mức tăng giá ở mức tối thiểu cho khách hàng”, ông O’Brien cho hay. “Chúng tôi đang theo dõi những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm với chiến lược giá và nỗ lực đảm bảo mức tăng chi phí của chúng tôi không phải đến mức phải chia sẻ gánh nặng cho khách hàng”.
Sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống cũng tạo ra cú tăng mạnh số đơn hàng từ bán lẻ, dẫn tới nguồn cung giảm và giá tăng, ông O’Brien cho biết thêm. Các loài thủy sản tăng giá mạnh nhất trong năm nay là cua hoàng đế, cua tuyết, cua xanh, sò điệp nội địa cỡ lớn, tôm hùm Bắc Đại Tây Dương, cá tráp Chile, cá hồi Chile Đại Tây Dương, cá ngừ vây vàng và cá tra, theo ông O’Brien cho biết. “Chúng tôi đều nhận được phản hồi rằng khách hàng đang hào hứng ra ngoài ăn uống trở lại nhưng họ đều có những câu chuyện họ ăn nhiều đến mức nào ở nhà hàng so với trước đại dịch”, ông O’Brien cho biết. “Người tiêu dùng sẽ tiếp tục ra ngoài ăn uống và chi tiêu nhiều vào các nhà hàng chất lượng cao, ra khỏi nhà ăn ở những nhà hàng đẹp đẽ và sẽ chi rất nhiều tiền bởi họ hầu như đã không du lịch hay đi nghỉ trong cả năm qua. Nhưng sẽ đến thời điểm họ ngừng tiêu pha vào những nhà hàng siêu đắt đỏ”.
Giá tăng cũng là do các thách thức về hoạt động logistics, nhu cầu tiêu dùng cao, thiếu lao động và các vấn đề nguồn cung, theo CEO Sam D’Angelo của Samuels & Son trả lời phỏng vấn Seafood Source. Công ty của ông D’Angelo đã ghi nhận mức tăng giá mạnh nhất đối với các mặt hàng mực ống, tôm hùm, cá vược Chile và thịt cua.
Giá tôm hùm nuôi bè đạt mức giá cao kỷ lục trong mùa hè năm nay, đẩy mọt số nhà hàng ra khỏi danh sách khách hàng của mặt hàng này để tránh gây ra cú shock cho khách hàng. Giá tôm hùm nuôi bè tăng mạnh từ 4 USD/lb lên 6 USD/lb, theo Lewiston Sun – Journal cho hay. Một số nhà hàng mà tờ tin tức này phỏng vấn thừa nhận phải đưa tôm hùm ra khỏi thực đơn để tránh phải tăng giá quá mạnh đối với các món ăn từ tôm hùm.
Giá tăng cũng xảy ra ở ngành bán lẻ, theo trưởng ban phân tích Anne-Marie Roerink của 210 Analytics. “Toàn bộ chuỗi cung ứng cho các cửa hàng thực phẩm tổng hợp, bao gồm thủy sản, đang phải giải quyết vấn đề giá tăng ở mọi khâu”, bà cho hay. Trong khi giá nhiều loại thủy sản tăng mạnh, giá tôm và giá cá hồi khá ổn định, bà Roerink cho biết. “Giá cá hồi nuôi hồ thủy điện là một trong những ngoại lệ tăng giá mạnh, chủ yếu do thường xuyên được xúc tiến bán hàng”, bà Roerink cho biết. Giá duy trì ổn định trun gbình từ 9,25 – 9,3 USD/lb trong vài năm qua.
Những khó khăn trong vận chuyển đang gây ra nhiều cản trở hoạt động logistic và làm tăng chi phí đối với các công ty thủy sản, theo ông Roerink, với một số trường hợp tăng gấp 2 – 3 lần chi phí. “Thêm vào đó, các vấn đề trong tìm kiếm và giữ chân lao động, tăng giá các nguồn cung khác, như bao bì, nhãn mác, pallet,… khiến lạm phát sẽ tiếp tục tăng do chi phí tăng trong toàn quá trình sản xuất”.
Theo Seafood Source
Bình luận